Vùng đồng bằng sông cửu long có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế

Vùng đồng bằng sông cửu long có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế

0 bình luận về “Vùng đồng bằng sông cửu long có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế”

  1. – Thuận lợi:

    + Là vùng dân đông,chỉ đứng sau ĐB sông hồng

    + Là vùng trọng tâm về lúa nước nhất cả nước

    + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước

    + Là vùng có tiềm năng trồng cay CN

    + Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản chiếm hơn một nửa so với cả nước

    + Có nhiều rừng ngập mặn

    – Khó khăn

    + Tỉ trong CN còn thấp,khoảng 20% GDP toàn vùng 2002 .hầu hết tập chung tại các thị xã

    + dân số đông làm diện tích trống khan hiếm

    + Đât bị xâm nhập mặn khó để nuôi trồng lúa nước

    xin hay nhất

    Bình luận
  2. Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế động lực của vùng Tây Nam Bộ, gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang  Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009.[1] Tính đến năm 2011, vùng kinh tế này có diện tích tự nhiên là 2 triệu ha, dân số trên 8,2 triệu người, chiếm khoảng 1/2 dân số của vùng ĐBSCL.[2] Toàn vùng rộng 20.003 km² chiếm 6% diện tích cả nước, chiếm 21,4% diện tích các vùng KTTĐ với dân số năm 2008 khoảng 6,8 triệu người bằng 7,9% dân số cả nước và bằng 15,7% dân số các vùng KTTĐ. Đây là vùng có nền kinh tế lớn thứ 4 cả nước.

    Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.

    Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng KTTĐ nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

    Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 – 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang),… Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

    Hệ thống đô thị trong vùng khá phát triển, trong đó có thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ sở hạ tầng đã từng bước hoàn thiện, đã, đang và sẽ tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thu hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm việc, tạo cục diện mới cho tăng trưởng kinh tế và giao thương quốc tế.

    Bình luận

Viết một bình luận