1, xã hội hy lạp rô ma có những giai cấp nào 2, trình bày thành tựu về văn hóa của các cuốc gia cổ đại phương tây 3, giải thích việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá 4, những dấu tích của người tối cổ được thấy ở đâu trên đất nước ta 5, ý nghĩa của việc trồng trọt và trăn nuôi
a) Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:
– Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,… lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
– Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.
– Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…
– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…
b) Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại mở rộng. Thương mại phát đạt đã thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.
Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền Pac-tê-nông,….
– Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.
– Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.
– Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.
– Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.
Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa Trung Hải: khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
* Chủ nô:
– Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị.
– Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Sống cuộc sống rất sung sướng.
* Nô lệ:
– Số lượng đông đảo.
– Phải làm việc cực nhọc tại các trang trại, xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa, chèo thuyền.
– Mọi của cải làm ra đều thuộc chủ nô, bản thân nô lệ là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.
– Bị đối xử tàn bạo: đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán => Đấu tranh chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như: bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang.
câu 3
So sánh việc làm gốm với việc làm công cụ đá:
– Làm gốm: phức tạp vì phải phát hiện được đất sét, trải qua quá trình nhào nặn thành các đồ đựng với nhiều loại hình dáng khác nhau, rồi đem nung với nhiệt độ thích hợp cho khô cứng.
– Làm công cụ đá: đơn giản hơn, vì chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.
câu 4
* Điều kiện tự nhiên:
– Địa hình: rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài;
– Khí hậu: hai mùa nóng – lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
* Dấu tích:
– Vào những năm 1960 – 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
– Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 – 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.
– Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)…, người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng… ở nhiều chỗ.
câu5
Trồng trọt và chăn nuôi là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy, có ý nghĩa to lớn:
– Con người chủ động tạo ra lượng lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua được thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới – chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.