1. Xã hội phong kiến hình thành và phát triển như thế nào? 2. Em hãy cho biết cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến là j? 3. Trong xã hội có nhữn

By Ayla

1. Xã hội phong kiến hình thành và phát triển như thế nào?
2. Em hãy cho biết cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến là j?
3. Trong xã hội có những giai cấp nào?
4. Bộ máy nhà nước được xây dựng ra sao?
CÁC CHUYÊN GIA SỬ GIÚP EM VỚI, EM CẦN GẤP, XIN CẢM ƠN!!!!

0 bình luận về “1. Xã hội phong kiến hình thành và phát triển như thế nào? 2. Em hãy cho biết cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến là j? 3. Trong xã hội có nhữn”

  1. 1. Sự hình thành xã hội phong kiến :

    – Cuối thế kỷ V, người Giéc – man ( phương Bắc ) tràn xuống, xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập ra nhiều vương quốc phong kiến mới như Anh, Pháp, Italia …

    – Người Giéc – man chiếm ruộng đất, phong tước vị cho tướng lĩnh quý tộc.

    2. Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến :

    ∞ Cơ sở kinh tế : 

    – Phương Đông : Nền nông nghiệp khép kín trong các công xã nông thôn.

    – Phương Tây : Nền nông nghiệp cũng khép kín trong các lãnh địa.

    ∞ Cơ cấu xã hội :

    – Xã hội phong kiến gồm có hai giai cấp chính :

    + Phương Đông : Giai cấp phong kiến và nông dân lĩnh canh ( tá điền ).

    + Phương Tây : Lãnh chúa và nông nô.

    3. Xã hội phong kiến gồm có hai giai cấp chính : Lãnh chúa và nông nô.

    4. Bộ máy nhà nước phong kiến : Hầu hết các quốc gia phong kiến đều theo chế độ quân chủ ( thể chế quân chủ ).

    @Saphire

    Trả lời
  2. 1.Xã hội phong kiến đc hình thanh và phát triển 

    – Phương Đông: xã hội phong kiến hình thành sớm, phát triển muộn, suy vong kéo dài

    – Phương Tây: xuất hiện muộn, phát triển sớm, suy vong nhanh

    2.- Cơ sở kinh tế xã hội  phong kiến là: sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số nghề  thủ công khác . – Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (phương Tây).

    3. Trong xã hội có những giai cấp 

    – Phương Đông: địa chủ và nông dân ( nông dân lĩnh canh và nông dân tự canh)

    -Phương Tây: lãnh chúa và nông nô

    4. Bộ máy nhà nước được xây dựng là: đều theo chế độ quân chủ

    – Phương Đông: theo chế độ quân chủ tập quyền

    – Phương Tây : lúc đầu quân lực của vua bị hạn chế, lãnh địa dến thế kỉ 15 quyền lực tập trung vào tay vua 

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận