1: xã hội phong kiến tây âu
2: sự xuất hiện thành thị trung đại
3:các cuộc phát kiến địa lý
4:phong trào văn hóa phục hưng
giúp em vs ạ !!!!!!!!!!
1: xã hội phong kiến tây âu
2: sự xuất hiện thành thị trung đại
3:các cuộc phát kiến địa lý
4:phong trào văn hóa phục hưng
giúp em vs ạ !!!!!!!!!!
1. Xã hội phong kiến Tây Âu:
– Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.
– Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.
+ Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa (lâu đài, dinh thự, nhà kho, chuồng trại, có hào sâu, tường bao quanh tạo thanhg những pháo đài kiên cố) và đất khẩu phần (ở xung quanh pháo đài, giao cho nông nô cày cấy và thu thuế)
+ Người sản xuất chính là nông nô: Gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Bỏ trốn bị trừng phạt nặng. Nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng. Tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc => quan tâm đến sản xuất.
– Lãnh địa là đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
– Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập (lãnh chúa cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa cân đong đo lường riêng), chế độ phong kiến phân quyền, nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn.
– Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
2. Sự xuất hiện thành thị trung đại
– Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ trong thủ công nghiệp, một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt: rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm,…sống bằng trao đổi sản phẩm thủ công của mình với các nông nô khác.
– Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, (thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa) hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị.
3. Các cuộc phát kiến địa lí:
– B. Đi-a-xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
– Cô-lôm-bô (1492): đến một số đảo biển Caribê đã phát hiện ra Châu Mỹ.
– Vax- cô đơ Gama (1497): đến bờ Tây nam Ấn Độ. Khi về Li-xbon được phong làm Phó vương Ấn Độ.
– Ma-gien-lan (1519-1522) vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522.
4. Phong trào văn hóa Phục hưng
Giai cấp tư sản muốn phục hưng tinh hoa của nền văn hóa cổ Hi Lạp – Rô ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản ( gọi là phong trào văn hóa Phục hưng).
Đặc điểm:
– Phê phán giáo hội phong kiến và giáo hội. Đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học- kỹ thuật.
– Quê hương phong trào Văn hóa Hưng là ltalia và lan nhanh sang các nước Tây Âu.
Nhận xét:
– Văn hóa Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
– Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.
– Cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển hơn.