1- Xác định các đại diện của các ngành : động vật nguyên sinh, ruột khoang , giun tròn, giun dẹp, giun đốt 2- Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

1- Xác định các đại diện của các ngành : động vật nguyên sinh, ruột khoang , giun tròn, giun dẹp, giun đốt
2- Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
3- Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất qua quan sát
4- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang. Biện pháp phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ở ruột khoang
5- Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người và biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh.

0 bình luận về “1- Xác định các đại diện của các ngành : động vật nguyên sinh, ruột khoang , giun tròn, giun dẹp, giun đốt 2- Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh”

  1. 1 – Xác định các đại diện của các ngành : động vật nguyên sinh, ruột khoang , giun tròn, giun dẹp, giun đốt là :

    * Động vật nguyên sinh:

    +Trùng giày

    +Trùng roi

    +Trùng biến hình

    +Trùng kiết lị

    +Trùng sốt rét

    * Ruột khoang:

    +Thuỷ tức

    +Sứa

    +Hải quỳ

    +San hô

    *Giun tròn:

    +Giun đũa 

    +Giun kim

    +Giun móc câu

    +Giun dễ lúa

    *Giun đốt:

    +Giun đất

    +Giun đỏ

    +Đỉa

    +Rươi

    2 – Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

    – Kích thước rất nhỏ

    – Tạo từ 1 tế bào cóvai trò như cơ thể sống

    – Sinh sản vô tính

    3- Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất qua quan sát

    – Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức

    – Cơ thể có màu phớt hồng

     

     

     

    Bình luận
  2. 1.

    – Đv nguyên sinh : Trùng giày, trùng roi,trùng biến hình,trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng lỗ,trùng chân giả,trùng phóng xạ

    – Ruột khoang : Thủy tức,sứa,hải quỷ,san hô,sứa ren,sứa rô,sứa tua dài, hải quỳ cộng sinh

    – Giun dẹp : Sán lông, sán lá gan,sán bã trầu,sán lá máu,sán dây,sán dây lợn,sán dây bò

    – Giun tròn : Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa,giun chỉ

    – Giun đốt : Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi,giun nhiều tơ,sâu đất

    2.Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:

    – Cấu tạo từ một tế bào đảm nhận mọi hoạt động sống

    -Sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi

    -Dinh dưỡng kiểu dị dưỡng

    -Di chuyển bằng roi,lông bơi,chân giả hoặc không có

    3.

     – Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

       – Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

       – Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

       – Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

       – Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

    4. Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
    5.

    Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

        – Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

        – Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

        – Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

        – Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

    *

    Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

        – Ăn chín, uống sôi,

        – Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

        – Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

        – Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

        – Diệt trừ ruồi nhặng,

        – Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

        – Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

    Bình luận

Viết một bình luận