1. Xác định các kì của nguyên phân và giảm phân 2.cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể 3 nhiễm và 1 nhiễm -bt câu nào thì trả lời nếu câu sau ko bt

By Jasmine

1. Xác định các kì của nguyên phân và giảm phân
2.cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể 3 nhiễm và 1 nhiễm
-bt câu nào thì trả lời nếu câu sau ko bt thì thôi cx đc ạ

0 bình luận về “1. Xác định các kì của nguyên phân và giảm phân 2.cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể 3 nhiễm và 1 nhiễm -bt câu nào thì trả lời nếu câu sau ko bt”

  1. Đáp án:

    $\text{@mon1611}$

    1.

    *Nguyên phân

    -Kì trung gian: lúc đầu NST tồn tại ở dạng sợi đơn và duỗi xoắn. NST tự nhân đôi ở pha S để tạo ra NST ở trạng thái kép. Trung thể tự nhân đôi để tạo ra 2 trung thể và chúng di chuyển dần về 2 cực của tế bào.

    – Kì đầu: NST ở trạng thái kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và dày lên. Hai trung thể di chuyển về 2 cực và nằm đối xứng với nhau, 1 thoi tơ vô sắc bắt đầu được hình thành giữa 2 trung thể, màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng (hạt, chữ V, que) được tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Chúng dính với dây tơ vô sắc ở tâm động. Thoi vô sắc đã trở nên hoàn chỉnh.

    – Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động để hình thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của dây tơ vô sắc.

    – Kì cuối: NST ở trạng thái đơn và chúng dần duỗi xoắn trở lại để tạo thành dạng sợi mảnh. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện để bao bọc lấy bộ NST ở 2 cực của tế bào. Thoi vô sắc dần biến mất. Đồng thời, xảy ra sự phân chia tế bào chất:

    *Giảm phân:

    – Giảm phân 1:

    – Kì trung gian: NST đơn tự nhân đôi trở thành NST kép (gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động), trung thể tự nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào.

    – Kì đầu 1: NST ở trạng thái kép dần co xoắn đồng thời xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp NST kép tương đồng. Hai trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa 1: NST ở trạng thái kép co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc đã hoàn chỉnh. NST kép dính với thoi vô sắc ở tâm động.

    – Kì sau 1: mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng vẫn giữ nguyên trạng thái (không tách nhau ở tâm động) phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc. (Mỗi cực có n NST kép).

    – Kì cuối 1: NST ở trạng thái kép. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào. Thoi vô sắc mờ dần và biến mất. Xảy ra sự phân chia tế bào chất để hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa nNST ở trạng thái kép.

    – Giảm phân 2:

    – Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1, trung thể tự nhân đôi.

    – Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyênr về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giưã 2 trung thể (vuông góc với thoi vô sắc GP 1) màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.

    – Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.

    – Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào (mỗi tế bào có n NST đơn). Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.

    2.

    –  Trong quá trình phát sinh giao tử, cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân li sẽ tạo ra một loại giao tử mang cả 2 NST giới tính và một loại giao tử không chứa nhiễm sắc thể giới tính nào.Giao tử mang hai nhiễm sắc thể giới tính thụ tinh với một giao tử mang một nhiễm sắc thể giới tính, sẽ tạo nên hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể giới tính (thể ba nhiễm). Giao tử không chứa nhiễm sắc thể giới tính thụ tinh với một giao tử bình thường (mang một nhiễm sắc thể giới tính) sẽ tạo nên hợp tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể giới tính (thể một nhiễm).

                                                      —–Học tốt nhó bae*。*—–

    # xin câu trả lời hay nhất nha (♡´❍`♡)

                                                     

    Trả lời
  2. Câu 1:

    *Những diễn biến nguyên phân:

    + Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Thoi phân bào xuất hiện.

    + Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

    + Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

    + Kì cuối: NST dãn xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

    *Những diễn biến giảm phân:

    Giảm phân I:

    +Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.

    +Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

    +Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.

    +Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành. 

    => Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.

    Giảm phân II:

    +Kì đầu II: NST co xoắn.

    +Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

    +Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.

    +Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.

    => Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.

    Câu 2:

    – Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực hoặc cái, quá trình phân li không bình thường của 1 cặp NST sẽ tạo ra giao tử đột biến là n + 1, giao tử này kết hợp với giao tử n bình thường sẽ tạo thành hợp tử 2n + 1 (thể ba nhiễm).

    Sơ đồ: n + (n + 1) → 2n + 1

    – Tương tự, quá trình giảm phân của cơ thể đực hoặc cái, quá trình phân li không bình thường của 1 cặp NST sẽ tạo ra giao tử đột biến là n – 1, giao tử này kết hợp với giao tử n bình thường sẽ tạo thành hợp tử 2n – 1 (thể một nhiễm).

    Sơ đồ: n + (n – 1) → 2n – 1

    Trả lời

Viết một bình luận