1. Xác định kiểu câu và hành động nói của các câu sau (4đ):
a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
b. Khốn nạn thân tôi…ông giáo ạ!
c. Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
d. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
2. Phát hiện lỗi lô – gic trong các câu sau và sửa lại cho đúng (2đ):
a. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
b. Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
3. Giải thích vì sao tác giả lại lựa chọn thứ tự sắp xếp như phần in đậm dưới đây? (1đ)
Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
Bài 1:
a, Câu trần thuật – hành động trình bày.
b, Câu cảm thán – hành động bộc lộ cảm xúc.
c, Câu cầu khiến – hành động yêu cầu, đề nghị.
d, Câu nghi vấn – hành động hỏi.
Câu 2:
a, Lỗi: quan hệ từ “ rất”, “nên” `->` chỉ kết quả song không hợp lí ở 2 vế câu.
Sửa: Chị Dậu không chỉ cần cù, chịu khó mà còn rất mực yêu thương chồng con.
b, Lỗi: không lô – gic ở 2 vế câu sau quan hệ từ “không chỉ… mà còn”. Ngôn từ cũng là một phương diện của giá trị nghệ thuật.
Sửa: Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc ở nội dung.
Câu 3:
Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
-Tác giả sắp xếp theo thứ tự thời gian lịch sử: xuất hiện trước sau của các nhân vật lịch sử trước đó.
Câu 1
a. hành động nói nêu ý kiến
b. hành động nói bộc lộ cảm xúc
c. hành động nói nêu ý kiến
d. hành động nói điều khiển
Câu 2
a. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
=> sai về logic chị dậu rất chịu khó nên yêu ck con
sửa lại : a. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.
b.Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ
=> sai về logic vì nghệ thuật đã bao hàm cả ngôn từ
sửa lại : Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
3. Vì tác giả muốn sắp xếp thời gian các nhân vật theo trình tự của lịch sử
Chúc bạn học tốt