1. Xác định trên bản đồ H35.1 SGK và kể tên các tỉnh thuộc ĐBSCL? Nêu ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế- xã hội . 2. Trình bày đặc điểm

By Isabelle

1. Xác định trên bản đồ H35.1 SGK và kể tên các tỉnh thuộc ĐBSCL? Nêu ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế- xã hội .
2. Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của ĐBSCL?
3. Trình bày đặc điểm dân cư- xã hội của vùng ĐBSCL?
4. Cho biết tình hình phát triển kinh tế : Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ vùng ĐBSCL?
5. Xác định trên bản đồ H36.2 SGK các trung tâm kinh tế lớn của vùng?

0 bình luận về “1. Xác định trên bản đồ H35.1 SGK và kể tên các tỉnh thuộc ĐBSCL? Nêu ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế- xã hội . 2. Trình bày đặc điểm”

  1. * Phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Cửu Long: nằm ở phía Nam lãnh thổ nước ta

    – Phía đông bắc giáp Đông Nam Bộ, phía tây bắc giáp Campuchia, phía đông nam giáp Biển Đông, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan (một bộ phận của Biển Đông).

    * Ý nghĩa vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long:

    – Liền kề với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng. Đồng thời, đồng bằng sông Cửu Long có thể học hỏi khoa học, kinh nghiệm sản xuất của Đông Nam Bộ.

    – Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi (cả đường bộ và đường sông), Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế để phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê công.

    – Giáp Biển Đông với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn thuận lợi cho đồng bằng sông Cửu Long phát triển nền kinh tế mở và phát triển tổng hợp kinh tế biển.

    – Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long có tính chất cận xích đạo rõ rệt, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ít biến động, ít thiên tai. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, đặc biệt là trồng lúa nước và các cây ăn quả nhiệt đới.

    2.

    – Thuận lợi:

    + Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha.

    + Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước.

    + Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

    + Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.

    + Rừng ngập mặn có diện tích lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.

    + Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt thuỷ sản.

    + Khoáng sản: đá vôi, than bùn,… cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

    – Khó khăn: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô. Lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.

    – Phương hướng:

    + Đầu tư các dự án thoát lũ, cải tạo đất, cấp nước ngọt cho người dân.

    + Chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại.

    3.

    – Đặc điểm:

    + Đông dân, mật độ dân số cao.

    + Thành phần dân tộc: người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

    + Trình độ đô thị hóa và trình độ dân trí thấp.

    – Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.

    – Khó khăn: mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.

    – Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị.

    4.

    – Trồng trọt:

    + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

    + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

    + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,…

    + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

    +Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi … 

    – Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

    – Thủy sản:

    + Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

    + Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.

    2. Công nghiệp

    – Tỉ trọng thấp.

    – Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

    Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất.

    – Phân bố: tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.

    3. Dịch vụ

    – Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

       + Xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

       + Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

       + Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

    – Vùng đang đực đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.

    5.

    Các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Cần Thơ, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Long Xuyên, Cao Lãnh.

    ⟹ Như vậy, công  nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển ở hầu hết các tỉnh của vùng, nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. 

    Trả lời

Viết một bình luận