1 bạn học sinh làm thí nghiệm sau : lấy 1 miếng nhôm nặng 500g được nung đến 100 độ C thả vào 1 bình chứa 0,1 l nước đang ở 13,8 độ C. Khi xảy ra cân

By Eliza

1 bạn học sinh làm thí nghiệm sau : lấy 1 miếng nhôm nặng 500g được nung đến 100 độ C thả vào 1 bình chứa 0,1 l nước đang ở 13,8 độ C. Khi xảy ra cân bằng nhiệt bạn học sinh đó được nhiệt độ của nước là 58 độ C
a) nhiệt độ của nhôm khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b) tính nhiệt lượng của nước đã thu vào?
c) tính nhiệt dung riêng của nhôm
d) so sánh nhiệt dung riêng của nhôm và tính được với nhiệt dung riêng của nhôm tra bảng ( là 880J/kg.K) và giải thích tại sao có sự chênh lệch . lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K

0 bình luận về “1 bạn học sinh làm thí nghiệm sau : lấy 1 miếng nhôm nặng 500g được nung đến 100 độ C thả vào 1 bình chứa 0,1 l nước đang ở 13,8 độ C. Khi xảy ra cân”

  1. Đáp án:

     a / 58°C

    b/ 18519,8 J

    c / 882 J/Kg.k

    Giải thích các bước giải:

    V= 0,1 lít => m = 0,1kg

     a / Nhiệt độ của nhôm khi có sự cân bằng nhiệt là 58°C

    b /Nhiệt lượng ma nước thu vào

    Qthu=0,1.4190.(58-13,8) = 18519,8 (J)

    c /Gọi c (J/kg.K) là nhiệt dung riêng của nhôm 

    Nhiệt lượng mà miếng nhôm tỏa ra

    Qtoả=0,5.c.(100-58) = 21.c (J)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt :

    Qtoả=Qthu

    => 18519,8=21.c

    => c = 882 (J/Kg.k)

    Vậy nhiệt dung riêng của nhôm là 882 J/Kg.K

    d / Nhiệt dung riêng của nhôm theo SGK là 880 J/Kg.k  , nhiet dung riêng của nhôm theo de bài tính là 882 J/Kg.k

    Sở dĩ có sự khác nhau này là do trong quá trình thực hiện trao đổi nhiệt giữa nước va miếng nhôm thì có 1 phần nhiệt năng hao phí nao đó tỏa ra và trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh nên dẫn đến sự chênh lệnh số liệu

    Trả lời
  2. Đáp án:

     a. $t_{nhôm} = 58^0C$
    b. $Q_{thu} = 18519,8J$ 

    c. $c_{nhôm} = 881,9J/kg.K$

    Giải thích các bước giải:

     a. Nhiệt độ của nhôm khi có cân bằng nhiệt bằng nhiệt độ cân bằng của hệ là $t_{nhôm} = 58^0C$ 

    b. Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên là: 

    $Q_{thu} = m_{nước}.c_{nước}(58 – 13,8) = 0,1.4190.(58 – 13,8) = 18519,8J$
    c. Nhiệt lượng nhôm toả ra là:
    $Q_{toả} = m_{nhôm}.c_{nhôm}(100 – 58) = 0,5.m_{nhôm}.42 = 21m_{nhôm}$ 

    Phương trình cân bằng nhiệt $Q_{toả} = Q_{thu}$ hay 

    $21m_{nhôm} = 18519,8$ 

    $<=> m_{nhôm} = 881,9$ 

    Vậy nhiệt dung riêng của nhôm là $m_{nhôm} = 881,9J/kg.K$. 

    d. Kết quả tính được có sai khác với số liệu trong SGK vì thực chất vẫn có sự trao đổi nhiệt ra môi trường bên ngoài.

    Trả lời

Viết một bình luận