1. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ a. CO2, N2, H2 b. O2, H2, KHông khí 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các kim loạ

By Harper

1. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ
a. CO2, N2, H2
b. O2, H2, KHông khí
2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các kim loại sau:
a. Mg, Cu, Ag
b. Zn, Cu, Na
Không spam ạ!!

0 bình luận về “1. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ a. CO2, N2, H2 b. O2, H2, KHông khí 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các kim loạ”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1.

    a/

    Cho các mẫu thử vào dung dịch Ca(OH)2

    – chất tạo kết tủa trắng là CaCO3

      CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

    Cho que diêm đang cháy vào các mẫu thử

    – chất nào cháy với ngọn lửa màu xanh , tạo tiếng nổ nhỏ là H2

    – chất không có hiện tượng gì là N2

    b/

    Cho tàn đóm vào các mẫu thử

    – chất làm que diêm bùng cháy là O2

    Cho que diêm đang cháy vào hai mẫu thử còn

    – chất nào cháy với ngọn lửa màu xanh, tạo tiếng nổ nhỏ là H2

    – chất không có hiện tượng gì là không khí

    2.

    a/

    Cho các mẫu thử vào dung dịch HCl ,

    – chất nào tan , tạo khí không màu không mùi là Mg

      Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Cho hai mẫu thử còn tác dụng với Cu , nung nóng

    – chất nào chuyển từ màu đỏ sang màu đen là Cu

      2Cu + O2 –to–> 2CuO

    – chất không có hiện tượng gì là Ag

    b/

    Cho nước vào các mẫu thử 

    – chất nào tan , tạo khí không màu không mùi là Na

      2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    Cho dung dịch HCl dư vào hai mẫu thử còn

    – chất nào tan , tạo thành khí không màu không mùi là Zn

      Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    – chất không có hiện tượng gì là Cu

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    $1/$

    $a,$

    Cho các mẫu thử đi qua nước vôi trong:

    – Mẫu thử làm đục nước vôi trong là $CO_2$

    $PTPƯ:Ca(OH)_2+CO_2→CaCO_3+H_2O$

    – Mẫu thử không tác dụng là $N_2,H_2.$

    Cho hai mẫu thử còn lại đem đi đốt:

    – Mẫu thử có tiếng nổ nhỏ là $H_2$

    $PTPƯ:2H_2+O_2\overset{t^o}\to$ $2H_2O$

    – Còn lại là $N_2$

    $b,$

    Cho các mẫu thử vào tàn đóm đỏ rồi nung lên:

    – Mẫu thử làm tàn đóm bùng cháy là $O_2$

    – Mẫu thử làm tàn đóm cháy nhẹ là không khí.

    – Còn lại là $H_2.$

    $

    $2/$

    $a,$

    Cho các mẫu thử vào dung dịch $HCl:$

    – Mẫu thử tạo khí $H_2$ là $Mg.$

    $PTPƯ:Mg+2HCl→MgCl_2+H_2↑$

    -Mẫu thử không tác dụng là: $Cu,Ag.$

    Cho hai mẫu thử còn lại đem đi đốt:

    – Mẫu thử chuyển từ màu đỏ thành màu đen là $Cu.$

    $PTPƯ:2Cu+O_2\overset{t^o}\to$ $2CuO$

    – Mẫu thử không có hiện tượng là $Ag.$

    $b,$

    Cho nước vào các mẫu thử:

    – Mẫu thử tạo khí $H_2$ là $Na.$

    $PTPƯ:2Na+2H2O→2NaOH+H_2$

    Cho dd HCl vào hai mẫu thử còn lại:

    – Mẫu thử tạo khí $H_2$ là $Zn.$

    $PTPƯ:Zn+2HCl→ZnCl_2+H_2$

    – Mẫu thử không có hiện tượng gì là $Cu.$

    chúc bạn học tốt!

    Trả lời

Viết một bình luận