1.Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A: Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. B: Chống Liên

1.Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A:
Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
B:
Chống Liên Xô.
C:
Tham gia khối quân sự NATO.
D:
Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
2.
Trong việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu”, Mĩ vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược
A:
I – rắc.
B:
Việt Nam.
C:
Cu – ba.
D:
Triều Tiên.
3
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
A:
là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận từ và thành quả từ Hội nghị Ianta.
B:
được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới.
C:
Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau
D:
đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.
4
Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ năm 1945 đến nay?
A:
Đạt được những thành tựu kì diệu tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống.
B:
Là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại.
C:
Mang lại những tiến bộ phi thường.
D:
Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.
5
Theo quy định của Hội nghị Ianta, vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A:
Mĩ và Anh.
B:
Pháp và Anh.
C:
Mĩ.
D:
Liên Xô.
6
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX?
A:
Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B:
Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển.
C:
Con người được đào tạo chu đáo, có ý thức vươn lên.
D:
Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời.
7
Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A:
Nguồn lợi từ các thuộc địa.
B:
Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C:
Không bị chiến tranh tàn phá.
D:
Tập trung sản xuất và tư bản cao.
8
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A:
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố ngừng hoạt động.
B:
Các nước cộng hòa đòi tách khỏi Liên bang xô viết.
C:
Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
D:
Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điệm Crem-li bị hạ xuống.
9
Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đã trở thành
A:
nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số 1 thế giới.
B:
nước đi đầu trên thế giới trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai.
C:
cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
D:
nước đầu tiên trên thế giới đưa người đặt chân lên Mặt Trăng.
10
Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?
A:
Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
B:
Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
C:
Phong trào “Vô sản hóa” (1928).
D:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).
11
Quyết định của Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã dẫn tới
A:
làm cho cục diện hai cực, hai phe xuất hiện trên thế giới.
B:
tạo điều kiện cho tất cả các thuộc địa nổi dậy giành độc lập
C:
sự giải thể chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa.
D:
các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
12
Trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được gọi là
A:
“Hòn đảo tự do”.
B:
“Lục địa mới trỗi dậy”.
C:
“Lục địa bùng cháy”.
D:
“Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.
13
Quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ là
A:
Trung Quốc.
B:
Ấn Độ.
C:
Mĩ.
D:
Liên Xô.
14
Vào năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập ?
A:
Miến Điện, Việt Nam, Philippin.
B:
Inđônêxia, Việt Nam, Malaixi
C:
Campuchia, Mailaixia, Brunây.
D:
Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
15
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời 1949 có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới?

A:
Kết thúc hàng nghìn năm thống trị của chế độ phong kiến.
B:
Kết thúc ách nô dịch của phát xít Nhật.
C:
Đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ thực hiện cải cách mở cửa.
D:
Làm cho hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
16
Mục tiêu xóa bỏ “chế độ A-pác-thai” là của quốc gia nào?

A:
Ăng-gô-la
B:
Cu-Ba
C:
Nam Phi
D:
Tây nam Phi

0 bình luận về “1.Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A: Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. B: Chống Liên”

  1. C1. C: Tham gia khối quân sự NATO.

    C2. B: Việt Nam.

    C3. D: đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.

    C4. D: Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.

    C5. A: Mĩ và Anh.

    C6. A: Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

    C7. A: Nguồn lợi từ các thuộc địa.

    C8. D: Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điệm Crem-li bị hạ xuống

    C9. C: cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

    C10. D: Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).

    C11. A: làm cho cục diện hai cực, hai phe xuất hiện trên thế giới.

    C12. C: “Lục địa bùng cháy”.

    C13. D: Liên Xô

    C14. D: Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

    C15. D: Làm cho hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

    C16. C: Nam Phi

    Bình luận

Viết một bình luận