1. Các ĐVNS sống kí sinh là a .Trùng giày, trùng kiết lị b. Trùng biến hình, trùng sốt rét c. Trùng sốt rét, trùng kiết lị d. Trùng roi xanh, trùng dà

By Josephine

1. Các ĐVNS sống kí sinh là
a .Trùng giày, trùng kiết lị
b. Trùng biến hình, trùng sốt rét
c. Trùng sốt rét, trùng kiết lị
d. Trùng roi xanh, trùng dày
2. ĐVNS nào có khả năng vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng.
a. Trùng giày
b. Trùng biến hình
c. Trùng sốt rét
d. Trùng roi xanh
3. ĐVNS nào sau đây có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp
a. Trùng giày
b. Trùng biến hình
c. Trùng sốt rét
d. Trùng roi xanh
4: Đặc điểm nào sau đây có trùng biến hình
a. Có roi
b. Có chân giả
c. Có lông bơi
d. Bộ phận di chuyển tiêu giảm
5: Đặc điểm nào ở đây không có ở sứa.
a. Cơ thể đối xứng toả tròn
b. sống di chuyển thường xuyên
c. Kiểu ruột hình túi
d. Sống thành tập đoàn
6. Đặc điểm nào dưới đây không có ở sán lá gan và sán dây:
a. Giác bám phát triển
b. Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên
c. Mắt và lông bơi phát triển
d. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
7. Đặc điểm nào dưới đây không có ở sán lông:
a. Cơ thể dẹp đối xứng 2 bên
b. Có giác bám phát triển
c. Mắt và lông bơi phát triển
d. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
8. Nơi kí sinh của giun kim
a. Ruột non
b. Ruột già
c. Ruột thẳng
d. Tá tràng
9. Nơi kí sinh của giun đũa
a. Ruột non
b. Ruột già
c. Ruột thẳng
10. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thuỷ tức.
a. Hình trụ
b. miệng ở dưới
c. Đối xứng tỏa tròn
d. Di chuyển bằng tua miệng
11. Khi mưa to đất ngập nước giun chui lên mặt đất vì:
a. Tìm kiếm thức ăn
b. Thiếu ánh sáng
c. Do thiếu không khí để hô hấp
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 3: (2đ) Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
Câu 4: (1đ) Nêu những đặc điểm của sán dây thích nghi với lối sống kí sinh.
Câu 5: (1,5đ) Vì sao nói san hô chủ yếu có lợi? người ta đã sử dụng cành san hô để làm gì?
Câu 6: (1,5đ) Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt?

0 bình luận về “1. Các ĐVNS sống kí sinh là a .Trùng giày, trùng kiết lị b. Trùng biến hình, trùng sốt rét c. Trùng sốt rét, trùng kiết lị d. Trùng roi xanh, trùng dà”

  1. 1- c; 2 – d; 3- a; 4 – b; 5- d

    6 – c; 7 – c; 8 – b; 9 – a; 1 0 – b; 11 – c

    B. Phần tự luận:

    Câu 3: 

    – Cơ thể đơn bào, phần lớn dị dưỡng. Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi(1đ)

    – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, sống tự do hoặc kí sinh (1đ)

    Câu 4: 

    – Tăng cường khả năng bám nhờ 4 giác bám và móc bám (ở một số sán dây)(0,5đ)

    – Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể (0,25đ)

    – Mỗi đốt có mỗi cơ quan sinh sản lưởng tính làm tăng khả năng sinh sản(0,25đ)

    Câu 5  San hô chủ yếu có lợi

    – Ấu trùng của san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều động vật biển.

    – Các loại san hô tạo thành các rạng bờ biển, bờ chắn, đảo san hô là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương.

    – Người ta bỏ cành san hô ngâm vào nước vôi làm huỷ hoại phần thịt của san hô còn lại bộ xương bằng đá vôi là vật trang trí

    (nêu đúng mỗi ý được 0,5đ)

    Câu 6

    + Đặc điểm thích nghi

    – Các đốt phân đều có thành cơ phát triển, đầu nhịn cơ thể hình trụ thuôn dài 

    – Chi bên tiêu giảm nhưng có các vòng tơ làm chổ dựa cho giun chui rúc

    + Lợi ích của giun đất với trồng trọt:

    – Làm tơi xốp đất 

    – Phân và chất bài tiết của giun làm đất màu mỡ

     

    Trả lời

Viết một bình luận