1. Cái tên Nguyễn Sơn Lâm đã trở thành một biểu tượng của nghị lực và khát vọng sống từ năm 2001. Sơn Lâm bị chất độc da cam. Cơ thể cậu bé nhỏ, chưa

By Valerie

1. Cái tên Nguyễn Sơn Lâm đã trở thành một biểu tượng của nghị lực và khát vọng sống từ năm 2001. Sơn Lâm bị chất độc da cam. Cơ thể cậu bé nhỏ, chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm. Sơn Lâm từng học Đại học Ngoại ngữ, làm phóng viên thể thao cho Vietnamnet. Và cậu cũng đã xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình, nhiều bài báo về nghị lực sống của một cậu bé tật nguyền.
[…]
Làm những điều phi thường
Sơn Lâm có thể dùng thành thạo 3 ngoại ngữ, Anh, Nhật, Pháp. Đó là một hành trình của một nghị lực sống diệu kỳ. Tốt nghiệp cấp 3 Sơn thi vào đại học. Năm đầu tiên, trượt. Lần đó, Sơn Lâm buồn lắm. Chẳng lẽ cuộc đời lại chỉ an phận trong thế giới chật hẹp này thôi ư. Sơn Lâm quyết định một mình lên Hà Nội, tự thuê nhà và học ngoại ngữ. May mắn, trời ban cho cậu một đôi tai biết nghe và một khả năng ngôn ngữ đặc biệt. Lâm học ngoại ngữ rất nhanh.
Sau một năm khổ luyện, Lâm đã thi đậu vào hai trường Đại học Ngoại ngữ và Đại học Phương Đông. Chàng trai này quyết định sẽ theo đuổi cả hai. 4 năm trời, đối với một sinh viên bình thường đã nhọc nhằn vất vả. Còn với Sơn Lâm, đó là 4 năm miệt mài. Ngày nắng cũng như ngày mưa, Lâm được bạn bè thay nhau chở sang hai trường. Mà việc học ngoại ngữ của Sơn Lâm cũng lạ lắm. Cứ nhẹ tênh tênh.
Tiếng Anh, rồi tiếng Pháp… Lâm cười, có lẽ ông trời thương em không lành lặn đã cho em một khả năng đặc biệt về ngôn ngữ. Ra trường, Lâm được nhận ngay vào làm phóng viên thể thao của Vietnamnet và sau này là Thể thao văn hóa, chuyên dịch tin thể thao và bình luận bóng đá.
Nhưng trong chàng trai tật nguyền này, cuộc sống là những khám phá và chinh phục những đỉnh cao. Năm 2011, Sơn Lâm đã có một hành trình ấn tượng, chinh phục nóc nhà Đông Dương, đỉnh Phan xi păng. Tôi hỏi, có phải Lâm muốn mạo hiểm, muốn trở thành người nổi tiếng. Cậu cười, nụ cười rạng rỡ như chưa từng biết đến nỗi buồn: “Có một câu danh ngôn em rất thích, thành công không phải là đích đến mà là những gì trải qua trên đường”.
Lâm tự đưa ra một thử thách ngoài tầm kiểm soát để tự vượt qua chính mình. Nhưng cảm giác hạnh phúc không phải khi cậu đứng trên nóc nhà Đông Dương với cảm giác của một người chiến thắng chính mình mà những khó khăn Sơn Lâm vượt qua trên từng chặng đường. Lâm cùng chiếc nạng của mình phải tự bước qua những đoạn dốc cheo leo, mà chỉ sơ sểnh một chút thôi sẽ rơi xuống vực. Qua những hòn đá to hơn cả người. Qua những đoạn đất sình lầy, chiếc nạng cắm chặt vào bùn.
Qua những cây cổ thụ đổ ngay dọc lối đi. Có thể đơn giản với người bình thường, nhưng với Sơn Lâm, đó là những khó khăn ngoài tầm kiểm soát của cậu. Và Lâm đã vượt qua, cả nỗi sợ hãi ám ảnh khi cậu nghĩ đến cái chết. Hành trình của Sơn Lâm không chỉ là hành trình khám phá và chinh phục, mà đó là hành trình của ý chí, của khát vọng, được khẳng định mình và cộng đồng những người khuyết tật.
Tôi hỏi Sơn Lâm, điều gì đã nuôi trong em một khát vọng lớn đến vậy. Bởi với những người như cậu, được sống, được khỏe mạnh đã là một điều hạnh phúc. Sơn Lâm cười: “Sinh ra trên đời đã là một may mắn. Hãy làm thế nào để tận dụng sự may mắn đó, để cuộc đời không bị lãng phí. Bao nhiêu con người còn chưa kịp sinh ra, chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời… Thế nên, em không bao giờ nhìn vào những khó khăn của mình mà học cách đối mặt với nó”.
(Trích Nguyễn Sơn Lâm: Lại chinh phục đỉnh “Phan Xi Păng” mới Linh Chi, wwwcstccandcomvn, 03 – 01 – 2013)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về nghị lực sống của Nguyễn Sơn Lâm.
2. Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, nhận thức cùng thực tiễn sinh động trong cuộc sống, bằng bài văn ngắn 800 chữ hãy phân tích câu nói của Gớt: “ Lý thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mãi xanh tươi “.




Viết một bình luận