1. Cảm hứng nhân đạo trong 2 đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều”, ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” 2. Số phận người phụ nữ qua các tác phẩm đã học? 3. Trình bà

1. Cảm hứng nhân đạo trong 2 đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều”, ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích”
2. Số phận người phụ nữ qua các tác phẩm đã học?
3. Trình bày cảm nhận về 6 câu đầu/8 câu cuối trong đoạn trích ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích”.
M.n chúc mik thi tốt với ạ, sáng nay là kt giữa kì r ;-;

0 bình luận về “1. Cảm hứng nhân đạo trong 2 đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều”, ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” 2. Số phận người phụ nữ qua các tác phẩm đã học? 3. Trình bà”

  1. 1.

    Cảm hứng nhân đạo: 

    – Chị em Thuý Kiều:

      + Đề cao, trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn của chị em Thúy Kiều (ở đây, nghệ thuật lí tưởng hóa hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người)

      + Đưa ra những dự cảm về kiếp người: cả hai bức chân dung đều dự báo về tương lai, số phận nhân vật

    – Kiều ở lầu Ngưng Bích:

      + Lời tố cáo xã hội phong kiến bất công đày đọa con người

      + Đồng cảm, thấu hiểu những tâm tư tình cảm của con người

      + Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ

    2.

    Số phận người phụ nữ qua các tp đã học: bất hạnh, đau thương, mong manh, bấp bênh…..

    3.

    * 6 câu thơ đầu:

    Để miêu tả tình cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã vẽ ra khung cảnh xung quanh theo con mắt của Kiều: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”. Một thiếu nữ đang bị “khóa xuân”, bị chôn vùi tuổi trẻ, tương lai mờ mịt chưa biết sẽ ra sao. Mới đó Kiều còn đang sống với gia đình “Êm đêm trướng rủ màn che” vậy mà nay đã phải một thân một mình trong cảnh bị giam lỏng. Ngay câu mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đã đặt nhân vật Thúy Kiều vào một cảnh ngộ hết sức éo le để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng. Và đó là tâm trạng cô đơn, trơ trọi giữa một thiên nhiên quả mênh mông rợn ngợp: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Từ lầu cao Ngưng Bích, Kiều ngồi đó ngước mắt về phía chân trời thì thấy dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng chung một vòm trời, cùng trong một bức tranh. Hướng mắt nhìn ra xa thì thấy cảnh vật bốn bề bát ngát “Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”. Bên thì cồn cát nhấp nhô như sóng lượn, bên thì bụi hồng mờ mịt phủ khắp con đường dài. Cảnh vật tự nhiên thì rất đẹp bởi đó là vẻ đẹp hài hòa cân xứng từ đường nét, hình khối đến màu sắc. Tất cả như đan cài, lồng ghép vào nhau to, nhỏ, cao, thấp, rộng, dài, gần, xa. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn hảo. Tuy nhiên, chính vẻ đẹp mênh mông, bát ngát của bức tranh ấy lại như khắc sâu thêm nhưng cô đơn trống vắng của Kiều khiến cho nàng bẽ bàng, cô đơn đến tội nghiệp. Từ sớm đến tối “mây sớm đèn khuya” nàng chẳng có ai làm bạn, chỉ có thiên nhiên hoang vắng. Bởi thế lúc này cảnh tình chia đôi: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Chỉ bằng vài nét chấm phá đơn sơ Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thủy mặc đẹp đẽ, thơ mộng. Chính ngoại cảnh ấy đã gây tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Kiều, gieo cho nàng một niềm nhớ nhung man mác và sự lạnh lẽo cô đơn.

    * 8 câu thơ cuối: 

    Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất, thành công nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tám câu thơ cuối được coi là tuyệt bút, thần bút đã diễn tả nỗi buồn của Thúy Kiều bằng những cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”. Đây là một hình ảnh gợi nhớ thương da diết quê hương và gia đình: con thuyền với cánh buồm thấp thoáng trong ánh hoàng hôn nơi cửa bể không chỉ gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương mà còn gợi thân phận lênh đênh trôi dạt của Kiều không biết đến bao giờ mới trở về đoàn viên sum họp với gia đình”. Nhìn một ngọn nước mới sa, trên đó bập bềnh cánh hoa trôi man mác khiến cho Kiều thêm buồn, buồn bởi cái thân phận bập bềnh chìm nổi, vô định của mình “Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. Cánh hoa mỏng manh yếu đuối lại chìm nổi giữa ngọn nước đang ào ào tuôn chảy chắc chắn là không đủ sức chống đỡ sức mạnh tàn phá của thiên nhiên. Tiếp đến là nội cỏ rầu rầu giữa chân mây mặt đất toàn một màu xanh trải xa tít tăp như nỗi buồn thương, bi thương vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Nó như cái tương lai mịt mờ đang hiện ra trước mắt Kiều không thể nào xác định được. Ngọn cỏ rầu rầu là ngọn cỏ không đủ sức vươn lên cũng giống như Kiều mà thôi: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Hai câu thơ cuối tả một thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh, với tiếng sóng ầm ầm, bủa vây, bao quanh Thủy Kiều khiến cho nàng sợ hãi. Âm thanh “ầm ầm” được đảo lên đầu câu không chỉ là âm thanh của tiếng sóng, tiếng gió, của đất trời mà còn là âm thanh của cuộc đời bão táp mưa sa đã, đang và sẽ đổ ập xuống cuộc đời nàng – một kiếp người nhỏ bé trong một xã hội đầy rẫy những bất công phi lí. Kiều muốn trốn chạy mọi nỗi buồn nhưng không thể thoát và khi nỗi buồn dâng lên đến tột đỉnh, nó trở thành nỗi tuyệt vọng, sợ hãi trong lòng nàng. Thật đáng thương kiếp hồng nhan giữa mênh mông hoang vắng. Có thể nói, cảnh vật qua đôi mắt Kiều đã được tô đậm liên tiếp dồn dập qua điệp ngữ “buồn trông” lặp lại đến bốn lần tạo âm hưởng trầm buồn dài lê thê và diễn đạt được nỗi buồn bao la mán mác. Với bút pháp tài hoa, độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tỉnh và trong việc sừ dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học với con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh tâm cảnh phong phú, sinh động mà mỗi lời thơ trong đoạn trích như có máu và nước mắt.

    Bình luận

Viết một bình luận