1 cặp vợ chồng sinh được 2 đứa con, đứa thứ nhất bình thường, đứa thứ 2 bị bệnh đao.Vợ chồng này thắc mắc như sau:
a, Tại sao đứa thứ 2 bị bệnh mà đứa thứ nhất bình thường? Do vợ hay chồng?
b, Nếu sinh con nữa thì đứa con đó có bị bệnh đao nữa hay không?
Giải thích kĩ giùm em
Đáp án:
Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46).-Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao.-Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởngcủa các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đó đã bị lão hóa
Đáp án:
a. Bệnh Đao là do rối loạn phân li NST trong giảm phân ở tế bào sinh dục, đột biến này mang tính chất ngẫu nhiên, do đó đứa thứ nhất bình thường vì trong quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến.
Có thể do bố cũng có thể do mẹ, vì đột biến xảy ra ở NST số 21 và cả bố và mẹ đều có nguy cơ xảy ra đột biến này. Phụ nữ ở tuổi 30 có nguy cơ sinh con bị hội chứng Down là 1/900 thì tỷ lệ này ở bà mẹ tuổi 35 là 1/350, ở tuổi 40 sẽ là 1/100
b. Nếu sinh con nữa thì đứa con có thể bị bệnh, có thể không, do đột biến này là ngẫu nhiên. tuy nhiên người mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao