1)cấu tạo của cơ quan bài tiết cơ quan nào quan trọng nhất 2)khác nhau giữa máu và nước tiểu đầu 3)cấu tạo của da 4)khi nước tiểu có quá nhiều glucuzơ

1)cấu tạo của cơ quan bài tiết cơ quan nào quan trọng nhất
2)khác nhau giữa máu và nước tiểu đầu
3)cấu tạo của da
4)khi nước tiểu có quá nhiều glucuzơ thì người đó bị bệnh gì
5)tên gọi khác của nơron
6)vị trí của các bộ phận trong não bộ
7)chức năng của tủy sống, đại não, tiểu não, trụ não, não trung gian
8)vị trí tế bào thị giác, thính giác
9)các tật về mắt, nguyên nhân gây mù

0 bình luận về “1)cấu tạo của cơ quan bài tiết cơ quan nào quan trọng nhất 2)khác nhau giữa máu và nước tiểu đầu 3)cấu tạo của da 4)khi nước tiểu có quá nhiều glucuzơ”

  1. 1/ cấu tạo của cơ quan bài tiết cơ quan nào quan trọng nhất: THẬN

    2/ Nước tiểu đầu được tạo thành ở cầu thận, ko có các tế bào máu và protein

    Máu có các tế bào máu và protein

    3/ CẤU TẠO CỦA DA:

    Lớp biểu bì: gồm

    – Tầng sừng

    – Tầng tế bào sống

    Lớp bì: là mô liên kết dàn hồi.

    – Thụ quan với dây thần kinh.

    – Tuyến nhờn

    – Cơ dựng lông

    – Tuyến mồ hôi

    – Mạch máu

    Lớp mỡ dưới da:

    Mô mỡ với mạch máu và dây thần kinh

    4/ khi nước tiểu có quá nhiều glucuzơ thì người đó bị bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 

    5/ tên gọi khác của nơron là TẾ BÀO THẦN KINH

    6/ – Vị trí các thành phần của não bộ:

    + Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.

    + Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.

    + Phía sau trụ não là tiểu não.

    7/ – Chức năng của trụ não.

    + Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).

    + Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).

       – Chức năng của não trung gian:

    + Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.

    + Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

    – Chức năng của tiểu não: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

    – Chức năng của tủy sống: Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ường – cơ quan và xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương.

    – Chức năng của đại não:
    + Chức năng cảm giác: vùng chẩm là vùng thị giác cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật. Vùng thùy thái dương là vùng thính giác, cho cảm giác về âm thanh. hồi đỉnh lên của thùy đỉnh phụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ

    + Chức năng vận động: do thùy trán phụ trách, hồi trán lên chi phối các vân động theo ý muốn

    + Chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng ngôn ngữ. vùng Wercnick nằm ở ranh giới của thùy chẩm, thùy thái dương và thùy đỉnh có chức năng phân tích giúp hiểu lời nói và chữ viết.vùng vận động ngôn ngữ nằm ở hồi trán lên của thùy trán.

    + Chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan đến sự phát triển của đại não đặc biệt là vỏ não. do bán cầu đại não rất phát triển và có ngôn ngữ nên con người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.

    8/ Màng lưới là nơi tập trung các tế bào thị giác, gồm tế bào hình que và hình nón. Tiếp nhận các loại ánh sáng với cường độ khác nhau.
    Tế bào thụ cảm thính giác nằm ở trong cơ quan Coocti

    9/ Các tật về mắt: viễn thị, cận thị

    Mù lòa có thể do rất nhiều bệnh và những tình trạng bệnh gây ra, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh glôcôm, bệnh đục thủy tinh thể, thiếu vitamin A, bệnh phong, bệnh mắt hột và bệnh giun chỉ u.

    chấn thương mắt như bị bỏng do hóa chất, chấn thương do vật sắc nhọn hoặc vật tù, hoặc do pháo hoa; mạch máu bị tắc nghẽn; biến chứng sau phẫu thuật mắt hoặc sinh thiếu tháng; các tình trạng bệnh như bệnh Tay-Sachs, viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc, u nguyên bào võng mạc và u thần kinh đệm thị giác; đột quỵ; nhiễm độc chì.

    Bình luận

Viết một bình luận