1.Chép thuộc thơ “Ngắm trăng” 2.So sánh sự khác nhau về kiểu câu ở câu thơ thứ 2 phần phiên âm và dịch thơ.Em thấy câu nào hay hơn?.Vì sao? KO phải là

1.Chép thuộc thơ “Ngắm trăng”
2.So sánh sự khác nhau về kiểu câu ở câu thơ thứ 2 phần phiên âm và dịch thơ.Em thấy câu nào hay hơn?.Vì sao?
KO phải làm câ 1 đâu.Chỉ cần câu 2 thôi :>

0 bình luận về “1.Chép thuộc thơ “Ngắm trăng” 2.So sánh sự khác nhau về kiểu câu ở câu thơ thứ 2 phần phiên âm và dịch thơ.Em thấy câu nào hay hơn?.Vì sao? KO phải là”

  1. 1. Thơ Ngắm Trăng :

    Phiên âm :

    Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
    Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
    Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

    Dịch nghĩa :

    Trong tù không rượu cũng không hoa,
    Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
    Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
    Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

    Dịch thơ :

    Trong tù không rượu cũng không hoa,
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

    2.

    +Khác nhau : 

     Phiên âm  :   “Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?” 

     Là câu hỏi tu từ (câu nghi vấn) để thể hiện rõ tâm trạng xốn xang trước cái cảnh trăng đẹp trong tù 

     Dịch thơ  :   “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”.

    Đây là câu trần thuật để kể. Câu kể này sẽ làm mất đi tâm trạng xốn xang trước cảnh đẹp đó, đồng thời cũng sẽ làm giảm đi tình yêu nước, thiên nhiên của tác giả. 

    Ta có thể thấy câu phiên âm sẽ cho ta thấy rõ giá trị của  bài thơ. Còn câu dịch thơ sẽ không sát nghĩa  ,rõ tình yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác Hồ.

    Em thấy câu phiên âm hay hơn vì :

      câu phiên âm sẽ cho ta thấy rõ giá trị của bài thơ. Còn câu dịch thơ sẽ không sát nghĩa  , không rõ tình yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác . 🙂

     

    Bình luận
  2. 2. Khác nhau : 

    $+$ Phiên âm : “Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?” 

    $→$Đây là câu hỏi tu từ (câu nghi vấn) để thể hiện rõ tâm trạng xốn xang trước cái cảnh trăng đẹp trong tù đêm nay.

    $+$ Dịch thơ : “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”.

    $→$Đây là câu trần thuật để kể. Câu kể này sẽ làm mất đi tâm trạng xốn xang trước cảnh đẹp đó, đồng thời cũng sẽ làm giảm đi tình yêu nước, thiên nhiên của tác giả. 

    $⇒$Qua đây ta có thể thấy câu phiên âm sẽ cho ta thấy rõ giá trị của câu thơ / bài thơ. Còn câu dịch thơ sẽ không sát ,rõ tình yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác.

    $→$Tóm lại, em thấy câu phiên âm hay và có ý nghĩa hơn câu dịch thơ vì nó đúng và bám sát đề hơn. Hơn thế còn cho ta thấy rõ sự hững hờ trước cảnh đẹp thiên nhiên của Bác (lí do bên trên). 

    Bình luận

Viết một bình luận