1)chính sách cai trị của các triều đại Phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta? Chính sách nào là thâm hiểm nhất? 2)Trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

1)chính sách cai trị của các triều đại Phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta? Chính sách nào là thâm hiểm nhất?
2)Trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Tại sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân

0 bình luận về “1)chính sách cai trị của các triều đại Phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta? Chính sách nào là thâm hiểm nhất? 2)Trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí?”

  1. 1) Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

    – Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, cống nạp nhiều sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

    – Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

    – Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta học theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán ,…

    – Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

    ⟹ Vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

    Chính sách thâm hiểm nhất: đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

    2)

     Nguyên nhân: Vì căm ghét bọn đô hộ nhà Lương độc ác, tàn bạo.

     Diễn biến: 

    + Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng

    + Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

    + Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân đi đàn áp. Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

    + Đầu năm 543, nhà Lương lại tổ chức đàn áp. Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

    + Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.

    Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập nên nước Vạn Xuân

    Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta.

    Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

    Bình luận

Viết một bình luận