1.Chìu đình nhà Lê thế kỉ XVl=>XVll ?. 2.Nguyên nhân kết quả chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn ?. 3.Kinh tế nông nghiệp ở đàng trong và đàng

1.Chìu đình nhà Lê thế kỉ XVl—>XVll ?.
2.Nguyên nhân kết quả chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn ?.
3.Kinh tế nông nghiệp ở đàng trong và đàng ngoài ?.
4.Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng từ xưa đến nay ở đàng trong và đàng ngoài ?.
5.Hoàng cảnh ra đời chữ quốc ngữ ?.
6.Văn hóa và nghề thuộc dân gian ?.
7.Xã hội ở đàng trong nữa sau thế kỉ XVlll như thế nào ?.
8.Nêu những hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771—>1789 ?.
9.Vì sao Nguyễn Nhạc hòa với quân Trịnh ?.
10.Chiến thắng nào quân Tay Sơn đánh tan quân Sim và quân Thanh ?.
11.Câu thơ nổi tiếng của Quang Trung và Nguyễn hữa Chỉnh ?.
12.Vì sao Quan Trung quyết định tiêu duyệt quân thanh vào dịp tết kỉ dậu ?.
13.Nêu những điểm dừng chân của quân Tây sơn từ phú xuân ra thăng long ?.
14.Nguyễn nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn ?.
15.Nêu chính sách của Quang Trung và phục hồi inh tế xây dựng văn hóa dân tộc , quốc phòng ngoại giao ?
~ giúp mik đi mai mik thi rồi~

0 bình luận về “1.Chìu đình nhà Lê thế kỉ XVl=>XVll ?. 2.Nguyên nhân kết quả chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn ?. 3.Kinh tế nông nghiệp ở đàng trong và đàng”

  1. 1.Chiều đình nhà Lê thế kỉ XVl—>XVll

    – Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

    – Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:

    + Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.

    + Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

    ⇒ Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.

    2.Nguyên nhân kết quả chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn

    – Nguyên nhân:

    Vào đầu thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê bắt đầu suy yếu. Vua, quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Các phe phái hình thành và mâu thuẫn với nhau.

    – Kết quả:

    + Chiến tranh tàn khốc kéo dài 60 năm, kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực.

    + Tình hình nông nghiệp khá ảm đạm.

    + Ruộng đất công xã ngày càng thu hẹp lại, các triều đình bị chiến tranh chi phối không quản lý tốt được đất đai, do đó một phần không nhỏ đất chuyển sang sở hữu tư nhân.

    + Sự biến đổi trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn phần nào tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tự do hơn.

    + Điều đó tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế hàng hóa theo chiều hướng mở rộng

    3.Kinh tế nông nghiệp ở đàng trong và đàng ngoài

    Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

    Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

    -Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

    -1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

    -Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

    4. Các làng nghề thủ công nổi tiếng từ xưa đến nay ở đàng trong và đàng ngoài:

    Nghề gốm:

    – Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)… Ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)…

    Nghề mây tre đan:

    – Cây tre, cây song và cây mây là đặc sản của xứ sở Việt Nam nhiệt đới. Ba loại cây này trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những người thợ thủ công làm hàng mây tre đan. 

    Sơn mài:

    – Trên thế giới nhiều nước làm hàng sơn mài. Một số nước trồng được cây sơn, nhưng chỉ có cây sơn Việt Nam trồng ở đất Phú Thọ là có giá trị nhất.

    Khảm trai:

    – Người thợ khảm dùng những mảnh có vân ngũ sắc vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để khảm (gắn) lên các đồ vật. Công việc của thợ khảm khá tỷ mỷ và qua nhiều công đoạn: Vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm (gắn) lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng.

    Chạm khắc đá:

    – Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm khắc đá đã làm ra nhiều sản phẩm có giá trị như vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật, tượng thiếu nữ, hoa lá và cây cảnh, các con vật đáng yêu như mèo, chim công…

    Thêu ren:

    – Nghề thêu ren có từ lâu đời, ở nhiều địa phương nhưng có lẽ bắt nguồn từ làng Quất Động (Hà Tây). Trong danh mục các tên phố cổ của Hà Nội có tên phố Hàng Thêu chuyên bán các đồ thêu (nay là đoạn cuối phố Hàng Trống giáp với phố Lê Thái Tổ).

    Nghề kim hoàn:

    – Nghề chạm: Chạm, trổ những hình vẽ, hoa văn trên mặt đồ vàng, đồ bạc.

    – Nghề đậu: Kéo vàng, bạc (sau khi đã nấu chảy) thành sợi dài rồi uốn ghép thành những hình hoa, lá, chim muông, gắn lên các đồ trang sức.

    – Nghề trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ trang sức mà không cần chạm trổ.

    Nghề đồ gỗ mỹ nghệ:

    – Sau một thời gian mai một, từ đầu những năm 80, nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ lại được phát triển mạnh mẽ vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa để xuất khẩu. Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ chủ yếu là tượng gỗ, bàn ghế, tủ, sập (giường)…

    5. Hoàn cảnh ra đời chữ Quốc ngữ:

    – Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

    – Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt – Bồ – Latinh.

    => Chữ Quốc ngữ ra đời.

    6.Văn hóa và nghệ thuật dân gian

    Sự phát triển

    – Do ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả.

     – Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền…

    – Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.

    Các loại hình nghệ thuật .

    – Biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật.

    – Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa.

    – Nghệ thuật sân khấu đa dạng: tuồng, chèo, hát ả đào….

    7. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII

    – Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát.

    + Số quan lại tăng quá mức nhất là quan thu thuế.

    + Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ.

    + Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.

    – Địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.

    => Các tầng lớp nhân dân bất bình với chính quyền họ Nguyễn.

    => Khởi nghĩa nông dân nổi ra, tiêu biểu là khởi nghĩa của chàng Lía. 

    – Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển.

    *NHỮNG CÂU BẠN CẦN NÈ :

    10. Chiến thắng nào quân Tay Sơn đánh tan quân Sim và quân Thanh

    – Quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) 

    – Chiến thắng quân Tay Sơn  quân Thanh: Quang Trung đánh phá quân Thanh (1789)

    11.Câu thơ nổi tiếng của Quang Trung và 

    Quang Trung:

    Đánh choSử tri nam quốcAnh hùngChi hữu phủ

    Nguyễn Hữu Chỉnh:

    Xác không, vốn những cậy tay người,
    Bao nả công trình, tạch cái thôi!
    Kêu lắm lại càng tan tác lắm,
    Thế nào cũng một tiếng mà thôi.

    12. Quang Trung quyết định tiêu duyệt quân thanh vào dịp tết kỉ dậu. Vì

    – Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì ông cho rằng, quân Thanh mới chiếm được Thăng Long dễ dàng nền còn chủ quan, kiêu ngạo.

    – Chính vì vậy, vào dịp tết quân Thanh lơ là đón tết không đề phòng nên quân ta tiến hành đánh chiếm làm cho địch bị bất ngờ và khó trở tay kịp.

    13.Những điểm dừng chân của quân Tây sơn từ phú xuân ra thăng long

    Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .

    Tuyển thêm quân,tổ chức duyệt binh lớn ở Vĩnh Long(Vinh-Nghệ An)

    14.Nguyễn nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn 

    Nguyễn nhân thắng lợi

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    Ý nghĩa lịch sử

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

    15. Chính sách của Quang Trung và phục hồi kinh tế xây dựng văn hóa dân tộc , quốc phòng ngoại giao

    Về kinh tế:

    – Nông nghiệp:

    + Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

    ⇒ Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

    – Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

    + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

    + Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

     Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

    Về văn hóa, giáo dục:

    – Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

    – Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

    – Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

    ⇒ Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

    Quốc phòng ngoại giao

    – Thi hành chính sách ngoại giao với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, quyết định mở cuộc tiến công lớn để tiêu diệt. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16 – 9 – 1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng kể từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.

    *CHO MIK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ !!

    CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^

    Bình luận
  2. 1.Tình hình văn học nước ta cuối thế kỉ XVII-nửa đầu thế kỉ XIX là:

    -Văn học viết đạt được nhiều thành tựu cụ thể như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc…, một số tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương, nhiều tác phẩm của bà Huyện Thanh Quan…

    -Văn học dân gian ngày càng phong phú và phát triển về hình thức lẫn nội dung.

    2.

    Chiến tranh Nam – Bắc triều:

    *Nguyên nhân:

    – Triều đình nhà lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

    -Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

    -Nguyễn Kim lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, sử cũ gọi là Nam triều.

    * Diễn biến:

    -Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên ,dai dẳng hơn 50 năm.

    -Suốt một vùng từ Thanh Nghệ ra Bắc đều là chiến trường, làng mạc điêu tàn, xơ xác.

    -Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam – Bắc triều mới chấm dứt.

    *Kết quả:

    -Mùa màng bị tàn phá nặng nề,dân phiêu tán.

    2.Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

     Nguyên nhân.

    -Năm 1545, Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền.

    Diễn biến:

    -Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.

    -Trong gần nửa thế kỉ (1627-2672),họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần,vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.

    Kết quả:

    -Chia cắt đất nước lâu dài.

    -Gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại sự phát triển của đất nước.

    3.Kinh tế nông nghiệp ở đàng trong và đàng ngoài

    1.* Nông nghiệp :
    – Đàng ngoài :

    +Thời Mạc Đăng Doanh no đủ được mùa
    +Khi chiến tranh diễn ra:nông nghiệp bị phá hoại ,mất mùa, đói kém,sa sút nghiêm trọng dân phiêu bạt đói khổ
    -Nguyên nhân :

    +chính quyền trịnh ko quan tâm
    +Do chiến tranh kéo dài nông nghiệp bị phá hoại
    – Đàng trong :nông nghiệp phát triển rõ rệt ,hình thành tầng lớp địa chủ mới .đầu thế kỷ XVIII nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như đàng ngoài
    +Nguyên nhân :các chúa nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng .Năm 1698 lập phủ gia định có thêm nhiều làng .Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

    4. Tên các làng nghề thủ công nổi tiếng từ xưa đến nay ở đàng trong và đàng ngoài :

    +Làng gốm Bát Tràng 

    +Làng gốm Thổ Hà 

    +Làng rèn sắt Nho Lâm

    +Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế

    +Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam.

    +Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc 

    5.Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ:

    – Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Kito, họ dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.

    – Giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng nhất trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyền từ điển Việt – Bồ – La tinh.

    – Chữ Quốc ngữ ra đời như vậy, trong một thời gian dài chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo.

    6.

    -Đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.

    -Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc

    -Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc, hiện nay đang chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ theo hướng văn hóa dân tộc

    7.Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:

    – Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát.

    + Số quan lại tăng quá mức nhất là quan thu thuế.

    + Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ.

    + Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.

    – Địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.

    => Các tầng lớp nhân dân bất bình với chính quyền họ Nguyễn.

    => Khởi nghĩa nông dân nổi ra, tiêu biểu là khởi nghĩa của chàng Lía. 

    – Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển.

    8.

    -Đầu năm 1771

    =>Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

    -Tháng 9-1773

    =>Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

    -Giữa năm 1774

    =>Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

    -Năm 1777

    =>Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

    -Tháng 1-1785

    =>Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

    -Tháng 6-1786

    =>Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

    -Ngày 21-7-1786

    =>Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

    -Giữa năm 1788

    =>Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

    -Tháng 12-1788

    =>Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

    -Năm 1789

    =>Quang Trung đại phá quân Thanh.

    9.Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

     Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định

    10.Trận Ngọc Đồi-Đống Đa

    #Còn 5 câu cuối 

    #Bạn tự làm nhé

    #Mỏi tay lắm

    #Chả khác nào viết 1 bài văn dài 3 trang v!!!!

    #Melody Khánh

    #Love u❤❤

    Bình luận

Viết một bình luận