1.cho 24 gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào một cốc chứa dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí H2 ddktc. Sau đó thêm tiếp vào cốc m gam KNO3 thì thấy thoát ra khí NO (sảm phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m đề lượng khí NO thoát ra tối da. Biết rằng sau ohanr ứng axit H2SO4 vẫn còn dư trong dung dịch và các phản ừng xáy ra hoàn toàn
2. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 200ml dung dịch HCl nồng đọ a mol/lít, thu được dung dịch X trong suốt. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, khi hết 100ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 450ml thì thu được 3,9 gam kết tủa. tính nồng độ aM của dung dịch HCl
1) Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
0.2 0.2
-> mFe = 0.2 x 56 = 11.2g
=>mCu = 12.8g -> nCu = 0.2 mol
Khi thêm KNO3 vào sinh ra khí NO. để No thoát ra tối đa thì Fe và Cu phải phản ứng hết.
Fe => Fe+3 +3e Cu => Cu+2 +2e N+5 +3e => NO
0.2 0.6 0.2 0.4 1/3 1 1/3
bảo toàn e: ne cho = ne nhận
=> nNO3- =(0.6 + 0.4)/3 = 1/3 mol
=> mKNO3 = 101 x 1/3 = 33.67g
2)
100ml NaOH 1M dùng để trung hòa H+ dư
=> nH+ dư = 0.1 mol
Còn lại 0,35 mol NaOH
Al3+ + 3OH- => Al(OH)3 (1) Al(OH)3 + OH- => AlO2- + 2H2O (2)
x 3x x y y
nAl(OH)3 = 3.9/78=0.05 mol
TH1 chỉ xảy ra phản ứng (1)
=> nAl3+ = nAl(OH)3 = 0.05 mol
trong X: nAl3+ 0.05 mol; nH+ = 0.1 mol và nCl-: x mol
=> x = 3 x 0.05 + 1 x 0.1 = 0.25 mol =nHCl ban đầu
=> a = 0.25/0.2 = 1.25M
TH2 xảy ra cả 2 phản ứng:
x-y=0.05 và 3x+y=0.35
=> x = 0.1 và y = 0.05
nAl3+ = x = 0.1 mol
trong X: nAl3+ 0.1 mol; nH+ = 0.1 mol và nCl-: x mol
=> x = 3 x 0.1 + 1 x 0.1 = 0.4 mol =nHCl ban đầu
=> a = 0.4/0.2 = 2M