1.Cho câu sau : “Ở đâu năm cửa nàng ơi”
a)Chép tiếp các câu còn lại để hoàn thành bài ca dao trên
b) Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Theo phương thức biểu đạt chính nào ?
c)Ý nghĩa của bài ca dao trên là gì?
2.Viết đoạn văn từ 6-8 câu về đề tài tự chọn ,trong đó có dùng ít nhất 1 đại từ trỏ người,2 từ láy toàn bộ
Mong các mod và chuyên gia giúp mình,mình cần gấp lắm nên phải nhanh và chính xác
a) Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong ?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?
Dền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?
…..
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương ben đục bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
….
b) Viết theo thể thơ lục bát . PTBĐ là tự sự
c) Ý nghĩa : Am hiểu về các địa danh trên đất nước Việt Nam.
Câu 2 : B.làm
Bố tôi vừa mua một con chó . Lông của nó hơi vàng vàng.Trông con chó lùn lùn cũng đáng yêu phết.Cái tai lúc nào cũng vểnh lên sủa khi thấy người lạ vào nhà.
Ai đã từng đi ngược về xuôi, đã từng lên rừng xuống biển, ra Bắc vào Nam,… chắc đã nhiều phen bồi hồi khi nhớ lại, hoặc khi được nghe nhắc lại bài hát đối – đáp “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” này. Vốn có 18 cặp câu lục bát; ở đây chỉ nhắc lại 6 cặp câu lục bát. Như ghẹo, như giao duyên, rất tình tứ.
Sáu câu anh hỏi nàng: “ở đâu? sông nào? sông nào? núi nào? đền nào? ở đâu lại có ?”. Không gian địa lí thì mở ra bao la, tình ý thì như thắt lại. Không đơn giản, tầm thường mà hóc hiểm thú vị:
“Ở đâu năm cửa nàng ơi!
Sông nào sâu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong ?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?”
Những thành quách, sông núi, đền đài… đó đây, gần xa trên mọi miền Tổ quốc thân yêu bao la, ai mà biết được? “Ở đâu năm cửa nàng ơi !” là câu hỏi hóc hiểm. Cửa của lâu đài? Cửa sông hay cửa thành quách, cửa tử, gia sinh của trận đồ binh pháp? Năm cửa, sáu khúc, bên đục bên trong, thắt cổ bổng mà có thánh sinh, thiêng nhất xứ Thánh, thành tiên xây… là những “mối thắt, nút mở” của những điều anh hỏi nàng. Cứ tưởng là cô gái bị dồn vào thế bí.
Nếu chàng trai lịch duyệt hiểu biết sâu rộng bao nhiêu thì cô gái càng tỏ ra sắc sảo, mẫn tiệp bấy nhiêu. Hai tiếng “chàng ơi!” cất lên thật tình tứ, duyên dáng:
“Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong.
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”….
“Câu bát” trong lời đáp của nàng đã phá thể thành 10, 11 chữ gợi lẽn một sự điệu đà, ý vị như muốn “ghẹo” lại chàng trai. Sự đọ trí đua tài của chàng và nàng ở đây trở thành sự ướm duyên, giao duyên mặn mà đằm thắm.
Lời đối đáp của chàng trai, cô gái đã làm hiện lên một giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh, những huyền tích huyện thoại diệu kì. Ca dao dân ca đã sử dụng hình thức đối – đáp để nói lên tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc với bao rung động xao xuyến bồi hồi của những lứa đôi trên đồng quê và ruộng lúa thân thuộc xa xưa…