1, Cho tam giác ABC cân tại A có AB=40cm,BC=48cm và tiếp trong (O). Tính độ dài bán kính của (O) 2, Cho đường tròn (O;R) và dây AB sao c

1, Cho tam giác ABC cân tại A có AB=40cm,BC=48cm và tiếp trong (O). Tính độ dài bán kính của (O)
2, Cho đường tròn (O;R) và dây AB sao cho góc AOB=120 độ. Gọi I là trung điểm của AB và kéo dài OI cắt đường tròn tại C
a, tính số đo góc AOI, rồi suy ra độ dài AI,AB và OI theo R
b, tứ giác ACBO là hình đặc biệt gì và tính diện tích
3, Cho tam giác ABC đều nội tiếp trong (O;R). Tính chiều dài các cạnh và chiều cao của tam giác đó theo R

0 bình luận về “1, Cho tam giác ABC cân tại A có AB=40cm,BC=48cm và tiếp trong (O). Tính độ dài bán kính của (O) 2, Cho đường tròn (O;R) và dây AB sao c”

  1. Bài 1:

    Gọi $M, H$ lần lượt là trung điểm $AB, BC$

    $\Rightarrow AH\perp BC$

    Ta được:

    $AM = MB = \dfrac{1}{2}AB = \dfrac{40}{2} = 20\, cm$

    $BH = HC = \dfrac{1}{2}BC = \dfrac{48}{2} = 24\, cm$

    Áp dụng định lý Pytago, ta được:

    $AB^2 = AH^2 + BH^2$

    $\Rightarrow AH = \sqrt{AB^2 – BH^2} = 32\, cm$

    Từ $M$ kẻ đường trung trực của $AB$ cắt $AH$ tại $O$

    $\Rightarrow ∆ABC$ nội tiếp $(O;OA)$

    Ta có:

    $∆AMO\sim ∆AHB\,(g.g)$

    $\Rightarrow \dfrac{AM}{AH} = \dfrac{AO}{AB}$

    $\Rightarrow OA = \dfrac{AM.AB}{AH} = \dfrac{20.40}{32} = 25\, cm$

    Vậy $R = 25\, cm$

    Bài 2:

    a) Ta có: $I$ là trung điểm dây cung $AB$ $(gt)$

    $\Rightarrow OI\perp AB$

    Xét $∆OAB$ cân tại $O$ $(OA = OB = R)$

    có $OI\perp AB$

    $\Rightarrow OI$ là phân giác của $\widehat{AOB}$

    $\Rightarrow \widehat{AOI} = \widehat{BOI} = \dfrac{1}{2}\widehat{AOB} = 60^o$

    $\Rightarrow AI = OA\sin60^o = \dfrac{R\sqrt3}{2}; \, OI = OA\cos60^o = \dfrac{R}{2}$

    $\Rightarrow AB = 2AI = R\sqrt3$

    b) Ta có: $OI = \dfrac{R}{2}$

    $\Rightarrow OI = IC = \dfrac{OC}{2}$

    Xét tứ giác $AOBC$ có:

    $IA = IB$

    $IO = IC$

    $OC\perp AB$

    Do đó $AOBC$ là hình thoi

    $\Rightarrow S_{AOBC} = 4S_{AOI} =4.\dfrac{1}{2}AI.OI = 2.\dfrac{R\sqrt3}{2}\cdot\dfrac{R}{2} = \dfrac{R^2\sqrt3}{2}$

    Bài 3:

    Do $∆ABC$ đều

    nên $O\equiv G$ với $G$ là trọng tâm

    Gọi $H$ là trung điểm $BC$

    $\Rightarrow AH\perp BC$

    $\Rightarrow AH = \dfrac{AB\sqrt3}{2}$

    $\Rightarrow AO = \dfrac{2}{3}AH = \dfrac{AB\sqrt3}{3}$

    $\Rightarrow AB = AO\sqrt3 = R\sqrt3$

    $\Rightarrow AH = \dfrac{3R}{2}$

    Bình luận

Viết một bình luận