1)Có 5 dung dịch riêng rẽ. Mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch:
2)Có 5 lọ chứa hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01 M): Fe2+, Cu, Ag+, Al3+, Fe3+ .Chỉ dùng các ống nghiệm và một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?
3)Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
1)
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử cho đến dư đồng thời đun nhẹ:
– Mẫu sủi bọt khí mùi khai là : NH4+
NH4+ + OH– → NH3 + H2O
– Mẫu tạo kết tủa trắng đục là Mg2+
Mg2+ + OH– → Mg(OH)2
– Mẫu tạo kết tủa trắng xanh là Fe2+
Fe2+ + 2OH– → Fe(OH)2
– Mẫu tạo kết tủa đỏ là Fe3+
Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3
– Mẫu tạo kết tủa và kết tủa tan là Al3+
Al3+ + 3OH– → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH– → Al(OH)4–
2)
Nhỏ từ từ dd KOH vào các mẫu thử cho đến dư đồng thời đun nhẹ
– Mẫu tạo kết tửa trắng xanh là Fe2+
Fe2+ + 2OH– → Fe(OH)2
– Mẫu tạo kết tủa xanh là Cu2+
Cu2+ + OH– → Cu(OH)2
– Mẫu tạo kết tủa đỏ nâu là Fe3+
Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3
– Mẫu tạo kết tủa và kết tủa tan là Al3+
Al3+ + 3OH– → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH– → Al(OH)4–
– Mẫu tạo kết tủa màu nâu đen là Ag+
2Ag+ + 2OH– → Ag2O + H2O
3)
Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt kali đicromat thấy xuất hiện kết tủa màu vàng
⇒ Dung dịch có Ba2+
2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4 + 2H+
Lấy một lượng dung dịch khác nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào, đặt trên miệng ống nghiệm một miếng giấy quỳ tím ẩm rồi quan sát có mùi khai, làm xanh quỳ tím.
⇒ Dung dịch có NH4+
NH4+ + OH– → NH3↑ + H2O
Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu xanh và tan dần, khi nhỏ thêm NaOH
⇒ Dung dịch có Cr3+
Cr3+ + 3OH– → Cr(OH)3↓ xanh
Cr(OH)3 + OH– → [Cr(OH)4]