1.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trải qua mấy giai đoạn. Tóm tắt nội dung của từng giai đoạn Nêu Diễn biến- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch Sử 2.Hãy

By Reagan

1.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trải qua mấy giai đoạn. Tóm tắt nội dung của từng giai đoạn
Nêu Diễn biến- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch Sử
2.Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông. Nhận xét bộ máy có những điểm nào tiến bộ hơn bộ máy nhà nước thời Lý-Trần

0 bình luận về “1.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trải qua mấy giai đoạn. Tóm tắt nội dung của từng giai đoạn Nêu Diễn biến- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch Sử 2.Hãy”

  1. Câu 1 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trải qua 3 giai đoạn :

    + Giai đoạn đầu : hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa : Trong giai đoạn đầu (1418-1423) nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ.

    +Giai đoạn giữa:Tiến quân chiến lược vào Nam:

    Nghĩa quân bắt đầu giành thế thượng phong khi Lê Lợi nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Minh và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng.

    +Giai đoạn cuối: Giải phóng Đông Quan

    Ở giai đoạn cuối, sau khi tích lũy được lực lượng, quân Lam Sơn lần lượt chuyển đại quân ra Bắc, thực hiện chiến lược cơ động, buộc quân Minh phải co cụm để giữ các thành trì quan trọng. Đặc biệt với chiến thắng quyết định trong trận Tốt Động – Chúc Động, quân Lam Sơn giành được thế chủ động trên chiến trường và sự ủng hộ của dân chúng vốn khiếp sợ trước uy thế của quân Minh trước đó. Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng

    *Ý Nghĩa : 

    – Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    – Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

    – Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

     Câu 2

    *Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông 
    * Nhận Xét : Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông: tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ờ những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý – Trần và thời Lê Thánh Tông.

    – Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý — Trần.
    – Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại: Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học…). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình ờ kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

    1-cuoc-khoi-nghia-lam-son-trai-qua-may-giai-doan-tom-tat-noi-dung-cua-tung-giai-doan-neu-dien-bi

    Trả lời

Viết một bình luận