1 đặc điểm chung địa hình VN 2 đặc điểm các khu vực địa hình ảnh hưởng đến khí hậu 3 nơi phân bố các mỏ xăng lớn 4 diện tích biển và chiều dài đường

1 đặc điểm chung địa hình VN
2 đặc điểm các khu vực địa hình ảnh hưởng đến khí hậu
3 nơi phân bố các mỏ xăng lớn
4 diện tích biển và chiều dài đường bờ biển
5 thời gian gia nhập ASEAN
6 các điểm cực cảu vị trí VN
7 vị trí các quần đảo lớn
8 Đặc điểm sông ngòi VN, giải thích chế độ nước
9 đặc điểm chung đất VN
10 Đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ

0 bình luận về “1 đặc điểm chung địa hình VN 2 đặc điểm các khu vực địa hình ảnh hưởng đến khí hậu 3 nơi phân bố các mỏ xăng lớn 4 diện tích biển và chiều dài đường”

  1. 1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

    – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

         + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

         + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

    3. Nơi phân bố các mỏ xăng lớn: Bạch Hổ, Cụm mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng và Sư Tử Nâu, mỏ Tê giác trắng, mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, mỏ  Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây, mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Cụm mỏ Lô PM3-CAA & 46CN.

    4. 

    – Diện tích biển rộng trên 1 triệu $km^{2}$.

    – Đường bờ biển dài 3260 km.

    5. Thời gian gia nhập ASEAN là 28-7-1995.

    6. 

    + Điểm cực Bắc: $23°23’B$ tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

    + Điểm cực Nam: $8°34’B$ tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

    + Điểm cực Tây: $102°09’Đ$ tại xã Sìn Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

    + Điểm cực Đông: $109°24’B$ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

    + Trên vùng biển: các đảo kéo dài đến vĩ độ $6°50’B$, kinh độ $117°20’Đ$ tại Biển Đông.

    7. 

    – Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô – Quãng Ninh.

    – Huyện đảo Bạch Long Vĩ và huyện đảo Cát Hải – Hải Phòng.

    – Huyện đảo Cồn Cỏ – Quảng Trị.

    – Huyện đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng.

    – Huyện đảo Lí Sơn – Quảng Ngãi.

    – Huyện đảo Trường Sa – Khánh Hòa.

    – Huyện đảo Phú Quý – Bình Thuận.

    – Huyện đảo Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu 

    – Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang.

    8. 

    Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

     – Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

     – 93% các sông nhỏ và ngắn.

     – Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

    Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

     – Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

     – Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

    Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

    – Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

    – Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

    Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

     – Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

     – Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

    9.

    Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

    Nước ta có ba nhóm đất chính:

    + Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

    – Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

    – Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.

    – Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

    – Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

    – Thích hợp trồng cây công nghiệp

    + Nhóm đất mùn núi cao:

    – Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%

    – Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

    – Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

    + Nhóm đất phù sa sông và biển:

    – Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

    – Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

    – Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..

    – Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

    10. 

    – Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và ông bằng Bắc Bộ.

    – Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.

    + Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).

    + Nhiều địa hình đá vôi (cacxtơ).

    + Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

    – Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.

    – Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.

    – Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.

    – Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…

    – Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đới nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…

    – Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.

    Bình luận
  2. Câu 1: 

    Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

    – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

    + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

    – Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

    + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

    Câu 2: 

    *Đông Bắc:

    -Là vùng đồi núi thấp

    -Nhiều cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc và quy tụ lại ở Tam Đảo

    -Địa hình caxtơ khá phổ biến, tạo nên cảnh quan đẹp.

    Tây bắc :

    * Đặc điểm:
    – Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là tây bắc- đông nam ( Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu đen đinh)
    – Hướng nghiêng thấp dần về phía Tây
    – Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh phan-xi-păng cao 3143m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt Nam như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các cao nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông ( Sông Đà, sông Mã, sông Chu..)
    * Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu của vùng:
    – Địa hình núi cao nhất nước đã đãn tới sự phân hóa khí hậu của vùng theo đai cao. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao.
    – Hướng địa hình đã tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt, ẩm giữa hai sườn Tây, Đông

    *Dãy Trường Sơn Bắc:

    -Kéo dài từ sông Cả tới dãy Bạch Mã

    -Đây là vùng đồi núi thấp

    -Hai sườn không cân xứng, nhiều nhánh núi chia cắt Đồng Bằng Duyên Hải Trung Bộ.

    *Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam:

    -Địa hình nổi bật là cao nguyên rộng lớn…

    Câu 3: ( mink ko bt bn thông cảm )

    Câu 4: 

    Chiều dài đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), dài 3 260km và diện tích vùng biển của nước ta khoảng 1 triệu km2.

    Câu 5: 

    Việt Nam gia nhập ASEAN vào:  28 tháng 7 năm 1995

    Câu 6:

    -Điểm cực: Bắc 

    +Đại danh hành chính: Xã Lũng Cú, Huyện Đồng VĂn, Tỉnh Hà Giang

    +Vĩ độ: $23^{0}$ $23^{‘}$ B

    +Kinh độ: $105^{0}$ $20^{‘}$ Đ

    -Điểm cực: Nam

    +Đại danh hành chính: Xã Đất Mũi, Huyện Đồng Vân, Tỉnh Cà Mau

    +Vĩ độ: $8^{0}$ $34^{‘}$ B

    +Kinh độ: $104^{0}$ $40^{‘}$ Đ

    -Điểm cực: Tây

    +Đại danh hành chính: Xã Sín Thầu, Huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

    +Vĩ độ: $22^{0}$ $22^{‘}$ B

    +Kinh độ: $102^{0}$ $09^{‘}$ Đ

    -Điểm cực: Đông

    +Đại danh hành chính: Xã Vạn Thạch, Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa

    +Vĩ độ: $12^{0}$ $40^{‘}$ B

    +Kinh độ: $109^{0}$ $14^{‘}$ Đ

    Câu 7: 

    +Quần đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng.

    +Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

    Câu 8

    *Đặc điểm chung.

    a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

     – Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

     – 93% các sông nhỏ và ngắn.

     – Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

    b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

     – Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

     – Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

    c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

    – Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

    – Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

    d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

     – Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

     – Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

    *Chế độ nước của sông ngòi Việt Nam

    Sông ngòi Bắc Bộ:

    + Có chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.

    +Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).

    Sông ngòi Trung Bộ:

    +Thường ngắn và dốc, lũ muộn, do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

    Sông ngòi Nam Bộ:

    +Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,…

    +Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

    Câu 9: 

    Đặc điểm chung của đất Việt Nam
    a. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam
    b. Nước ta có ba nhóm đất chính:
    * Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
    – Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
    – Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
    – Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
    – Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
    – Thích hợp trồng cây công nghiệp
    * Nhóm đất mùn núi cao:
    – Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
    – Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
    – Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
    * Nhóm đất phù sa sông và biển:
    – Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
    – Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
    – Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
    – Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

    Câu 10: 

    *Đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bộ:

    +Tân kiến tạo nâng lên yếu.

    +Núi thấp hướng vòng cung.

    +Trung du và đồng bằng rộng.

    +Khí hậu lạnh chủ yếu do có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc tràn về và ít bị biến tính.

    +Mùa đông đến sớm, kéo dài, nhiều mưa phùn..

    +Mưa mùa hạ.

    +Nhiều sinh vật ưa lạnh từ Hoa Nam tràn xuống.

    Chúc bn hc tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận