1. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là: A.quan hệ sản xuấ

By Reagan

1. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là:
A.quan hệ sản xuất phong kiến được hỗ trợ bởi quan hệ sản xuất tư bản.
B.quan hệ sản xuất tư bản được du nhập và tồn tại đan xem với quan hệ sản xuất phong kiến.
C.quan hệ sản xuất phong kiến được thay thế hoàn toàn bởi quan hệ sản xuất tư bản.
D.quan hệ sản xuất tư bản được du nhập đầy đủ vào Việt Nam.
2. Khác với giai cấp nông dân, tầng lớp tư sản có:
A.cách mạng triệt để nhất.
B.hợp tác chặt chẽ với thực dân Pháp.
C.không kiên định, dễ thỏa hiệp.
D.thái độ cách mạng triệt để.
3.Nội dung nào nào thể hiện điểm giống nhau trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?
A.Đòi các quyền dân chủ trước khi giành độc lập.
B.Sử dụng bạo lực cách mạng để đạt được mục tiêu.
C.Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản.
D.Nhờ cậy sự giúp đỡ của Pháp để tiến tới độc lập.
E có đáp án luôn ngay khi nộp bài nên e cần giải thích+kquả chính xác. Ai đúng nhất thì e sẽ cho full points và ctlhn nhé <3

0 bình luận về “1. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là: A.quan hệ sản xuấ”

  1. 1

    B.quan hệ sản xuất tư bản được du nhập và tồn tại đan xem với quan hệ sản xuất phong kiến.

    2

    – Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

    – Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

    C.không kiên định, dễ thỏa hiệp. 

     Điểm giống và khác nhau trong xu hướng cứu nước Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh:

    Điểm giống:

    – Đều mong muốn thực hiện mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân.

    – Đều thấy rằng cần phải đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, học hỏi kinh nghiệm cách mạng các nước để về làm cách mạng ở Việt Nam.

    Khác nhau:

    – Phan Bội Châu chủ trương bạo động bằng cách vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài (cầu viện Nhật Bản ) để tiến hành chống Pháp, xây dựng nên một chế độ chính trị mới ở Việt Nam.

    – Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền làm điều kiện tiên quyết giành độc lập dân tộc….

    C.Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản.

    Trả lời
  2. CÂU 1)

    B.quan hệ sản xuất tư bản được du nhập và tồn tại đan xem với quan hệ sản xuất phong kiến.

    CÂU 2)

    C.không kiên định, dễ thỏa hiệp.

    CÂU 3)E

    Giống:

    – Đều là phong trào yêu nước nổ ra đầu TK XX, là kết quả tất yếu của bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

    – Đều do những văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ đoạn tuyệt với ý thức trung quân, sẵn sàng tiếp thu các tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài.

    – Đều dựa vào thế lực bên ngoài để hoàn thành mục đích (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp)

    – Đều tiếp thu và học hỏi từ bên ngoài, sau đó trở về giúp dân giúp nước.

    – Đạt được sự ủng hộ cao độ từ quần chúng nhân dân.

    – Chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

    – Cả hai đều thất bại, tuy nhiên là đặt nền móng cho những cuộc cách mạng sau này.

    – Thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường cùng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

                         XIN TLHN Ạ

    Trả lời

Viết một bình luận