1.đánh giá đóng góp của ngô quyền đối vs quá trình xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ lâu dài của nc ta 2. đánh giá đóng góp của đinh bộ lĩnh đối vs

By Ariana

1.đánh giá đóng góp của ngô quyền đối vs quá trình xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ lâu dài của nc ta
2. đánh giá đóng góp của đinh bộ lĩnh đối vs quá trình xay dựng, bảo vệ đất nền độc lập tự chủ lâu dài của nc ta

0 bình luận về “1.đánh giá đóng góp của ngô quyền đối vs quá trình xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ lâu dài của nc ta 2. đánh giá đóng góp của đinh bộ lĩnh đối vs”

  1. 1.

    Đóng góp của ngô quyền đối vs quá trình xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ lâu dài của nc ta

    – Đánh tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán

    – Kết thúc hơn 1000 Bắc thuộc

    – Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập
    – Giành lại quyền độc lập cho nước nhà

    – Nếu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta

    2. 

    Đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh đối vs quá trình xay dựng, bảo vệ đất nền độc lập tự chủ lâu dài của nc ta: 
    – Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, xây dựng chính quyền độc lập tự chủ có quy củ và đầy đủ hơn nhà Ngô.
    – Tạo lập nền móng vững chắc cho đất nước phát triển và hưng thịnh ở những vương triều sau.

    Trả lời
  2. caau;Năm 938, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, nhân dân ta đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội), chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc; mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ của nước ta. Để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ vị vua có công lao xây dựng quốc gia độc lập, TP Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội nghiên cứu tư liệu về Ngô Quyền, xây dựng đền thờ Ngô Quyền và tổ chức lễ hội hằng năm tưởng nhớ công lao to lớn của Đức vua tại Cổ Loa.

    Ngô Quyền xưng Vương năm 939. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (gần 30 năm), nhưng triều Ngô đã để lại những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Đúng vào dịp kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Ngô Quyền – vị Tổ Trung hưng đất nước”. Tại hội thảo, các nhà khoa học đầu ngành đã khẳng định, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử to lớn, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc của dân tộc. Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa đã thể hiện quyết tâm xây dựng một quốc gia độc lập; đồng thời kế thừa truyền thống của nước Âu Lạc thời An Dương Vương. Nếu không có Ngô Quyền, sẽ không có triều Đinh, triều Lê rồi tiếp đến là triều Lý sau này. Ngô Quyền xứng đáng là vị Tổ Trung hưng, đặt nền móng cho nước Đại Việt độc lập, tự cường.

    câu2Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh ra đời, tồn tại, phát triển cùng với việc thiết lập triều đình riêng do một hoàng đế đứng đầu, có niên hiệu riêng, quản lý một lãnh thổ riêng biệt là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập, tự chủ của đất nước vừa mới được khôi phục sau một thiên niên kỷ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Đây là Nhà nước mở đầu cho thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Công lao, đóng góp to lớn của Đinh Tiên Hoàng trong tiến trình lịch sử dân tộc còn vang mãi muôn đời.

    Đinh Tiên Hoàng (tên thật là Đinh Bộ Lĩnh), người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ (Thứ sử Châu Hoan, kiêm Ngự phiên Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền); mẹ là Đàm Thị. Sau khi cha mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ và đám gia nhân về quê Đại Hoàng sinh sống. Uy thế chính trị của cha đã tạo cho cậu thiếu niên Đinh Bộ Lĩnh một vị thế của “con nhà nòi”, dòng họ vọng tộc ở châu Đại Hoàng mà không một đứa trẻ nào ở vùng núi rừng này có được. Thuở nhỏ sống với mẹ ở Đàm Gia, thường cùng lũ trẻ chăn trâu chơi trò đánh nhau, lấy bông lau làm cờ. Nhờ có tài chỉ huy, lại có chí lớn nên được bạn bè kính phục. Với tài trí hơn người, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Tù trưởng sách Đào Áo (nay thuộc các xã Gia Hưng, Gia Phú, Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình rối ren, không thể với tay kiểm soát các địa phương xa xôi, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng các bạn thân thiết như Đinh Điền, Nguyễn Bặc tổ chức lực lượng, rèn vũ khí và chiếm giữ vùng đất Hoa Lư. Ông được nhân dân địa phương suy tôn và ủng hộ nhiệt liệt. 

    Trả lời

Viết một bình luận