(1) Đêm đã về khuya. (2) Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. (3) Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi x

(1) Đêm đã về khuya. (2) Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp
Phước Duyên dát ánh trăng vàng. (3) Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi
cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. (4) Đấy là lúc các ca nhi cất lên tiếng khúc
điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình,
quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. (5) Cũng có bản nhạc mang âm hưởng
điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như đại cảnh. (6) Thể điệu ca
Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…(7)Lời ca
thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
(8) Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ
gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
(9) Không gian như lắng đọng. (10)Thời gian như dừng lại.(11) Con gái Huế nội
tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
(Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục – 2012, tr.101, 102)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xét về nội dung, văn bản đó thuộc
kiểu văn bản nào?
b. Câu (6) sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
c. Chỉ ra trạng ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên? Trạng ngữ ấy bổ sung thông tin
gì cho câu?
d. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau và cho biết trong câu có những cụm C – V
nào được sử dụng để mở rộng thành phần câu (ghi rõ thành phần được mở rộng)?
– Đấy là lúc các ca nhi cất lên tiếng khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi
ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân.
e. Hãy cho biết ca Huế có nguồn gốc từ đâu? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
g. Dựa vào đoạn trích trên, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp của ca Huế? Hãy trình bày ý kiến
của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng câu bị động và câu
chứa thành phần trạng ngữ (gạch chân và chú thích).

0 bình luận về “(1) Đêm đã về khuya. (2) Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. (3) Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi x”

  1. a) đoạn văn trên trích trong tác phẩm: Ca Huế trên sông Hương. 

    Tác giả: Hà Ánh Minh.

    Xét về nội dung, văn bản đó thuộc kiểu văn bản: bút kí.

    b) Câu (6) sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

    Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Để diễn tả đầy đủ hơn, cho chúng ta thấy được sự phong phú về thể điệu ca Huế và sâu sắc hơn.

    c) Trạng ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên là: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.

    Trạng ngữ ấy bổ sung thông tin nội tâm của người con gái huế rất phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Điều ấy đã nói lên người con gái Huế.

    d)

    ⇒ Đấy là lúc các ca nhi là CN.

    ⇒ cất lên tiếng khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân là VN.

    ⇔ Thành phần được mở rộng là VN.

    e) Ca Huế có từ lối ca nhạc cung đình Huế, đậm chất dân gian từ cọi nguồn dân tộc.  Ca Huế rất sôi nổi ,vui tươi ,sang trọng ,uy nghi . Ca Huế có rất nhiều cảm xúc : buồn , bâng khuâng ,thương tiếc …

    Ý nghĩa: Thể hiện độc đáo của Huế và nét đẹp dân gian của người VN …

    g)                                                               Bài làm

    Ca huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghề ca trên thuyền thuyền rồng, trên dòng sông hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang mông đã là một cách thưởng thức độc đáo nội dung của ca Huế (1). Lớp trang trọng trong sáng gợi tình người tình đất nước Việt Nam (2). Những lời ca để đó lại được những ca sĩ duyên dáng lịch sự của Huế trình diễn với dài nhạc gồm những nhạc công điêu luyện tài hoa (3). Ca Huế để hiểu thêm yêu xứ Huế cũng là yêu thêm đất nước Việt Nam (4). Người nghe được ngồi trên thuyền rồng đi dọc bờ sông Hương với ánh trăng  nhẹ nhàng và những cây gió mơn man (5) . Ánh đèn điện lung linh làm cho những làn điệu dân ca ngày càng trở nên thiết tha và sâu lắng biết nhường nào  (6). Được nghe những bản dân ca đậm đà với các dàn nhạc phong phú và đa dạng thì còn gì bằng (7). Ca Huế thật tao nhã giản dị nhưng cũng sâu lắng và để lại cho người nghe một cảm xúc khó quên, khi chưa được nghe ca Huế bao giờ nhưng qua văn bản “Ca Huế Trên Sông Hương”  em đã hiểu được nét về trong dân ca của cũng như cách thưởng thức ca Huế và rất ấn tượng với nó (8). Chúng ta có thể nghe ca Huế trên mạng, trên tivi, … (9). Dựa vào văn bản “Ca Huế Trên Sông Hương” em cảm thấy ca Huế của người dân Việt Nam chúng ta cần phải được bảo tồn lâu hơn nữa và truyền cho thế hệ sau (10).

    Vode cho mình 5* và câu trả lời hay nhất nhé. thanks.

    Bình luận

Viết một bình luận