1. Địa hình Bắc Mĩ có thể chia ra làm mấy khu vực? Nêu đặc điểm từng khu vực? 2. em hãy cho biết đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mĩ? Tại sao lại phân bố n

By Mackenzie

1. Địa hình Bắc Mĩ có thể chia ra làm mấy khu vực? Nêu đặc điểm từng khu vực?
2. em hãy cho biết đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mĩ? Tại sao lại phân bố như vậy?
3. Những điều kiện nào làm cho nền công nghiệp Bắc Mĩ phát triển đến trình độ cao?
4. Tại soa có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì

0 bình luận về “1. Địa hình Bắc Mĩ có thể chia ra làm mấy khu vực? Nêu đặc điểm từng khu vực? 2. em hãy cho biết đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mĩ? Tại sao lại phân bố n”

  1. 1.Từ tây sang đông , Bắc Mĩ có thể chia ra làm 3 khu vực địa hình : *Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây : Cao, đồ sộ (3000-4000m), dài 9000km, có hướng Bắc – Nam, có nhiều dãy núi chạy song song. *Miền đồng bằng ở giữa : Đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, có nhiều hồ lớn, sông dài với hệ thống sông Mit-xu-ri Mi-xi-xi-pi.

    2.

            –  Dân số : 496,7 triệu người (2018). Mật độ trung bình vào loại thấp 20 người/ Km²

                – Phân bố dân cư không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây 

                + Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa dân cư thưa thớt nhất.

                + Phía tây: trên hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư cũng thưa thớt; dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương mật độ dân số cao hơn.

                + Phía đông Hoa Kỳ tập trung dân cư đông đúc nhất.

                – Hiện nay, phân bố dân cư có xu hướng dịch chuyển xuống phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

    3.Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ( Đất nông nghiệp có diện tích lớn, có cả 3 đới khí hậu, nguồn nước dồi dào…) + Có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến (áp dụng công nghệ sinh học rộng rãi; sử dụng nhiều máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu; được sự hỗ trợ của các trung tâm khoa học ứng dụng…)

    4. Hướng chuyển dịch vốn và lao động Hoa Kì : từ Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời” ở phía Nam và ven Thái Bình Dương. Nguyên nhân chuyển dịch là do sự xuất hiện của các thành phố lớn với các ngành công nghiệp có công nghệ kT thuật tiên tiến, năng động ở “Vành đai Mặt Trời’.

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Ở bắc mĩ chia ra làm mấy khu vực địa hình :

    – Bắc mĩ :
    + Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. Là miền núi già cổ thấp hướng Đông Bắc – Tây Nam.Dãy A-pa-lat giàu khoáng sản: dầu mỏ, sắt, …
    + Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Đồng bằng trung tâm rộng lớn hình lòng máng ; cao phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam ; do hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi bồi đắp. Hệ thống hồ chứa nước ngọt có giá trị kinh tế cao :
    Hồ Hurôn
    + Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. Là hệ thống núi cao bậc nhất của thế giới, có độ cao TB 3000 – 4000 m, dài 9000 km theo hướng B – N . Gồm nhiều dãy núi chạy song song xen kẽ cao nguyên và sơn nguyên .Có nhiều khoáng sản quí : đồng, vàng, uranium …

    Câu 2 :

    – Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giửa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam.

    – Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 kế đó là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ. – ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị. …

    – Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

    Câu 3 : 

    Nông nghiệp Bắc Mỹ phát triển mạnh, đạt trình độ cao nhờ:

    + Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ( Đất nông nghiệp có diện tích lớn, có cả 3 đới khí hậu, nguồn nước dồi dào…)

    + Có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến (áp dụng công nghệ sinh học rộng rãi; sử dụng nhiều máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu; được sự hỗ trợ của các trung tâm khoa học ứng dụng…)

    + Nền nông nghiệp hoạt động hiệu quả

    – Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp ( 4,4% ở Hoa Kỳ, 2,7% ở Canada ).

    – Năng suất lao động cao, sản xuất ra khối lượng rất lớn.

    + Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.

    Câu 4 :  

    Hướng chuyển dịch vốn và lao động Hoa Kì :

    từ Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời” ở phía Nam và ven Thái Bình Dương. -Nguyên nhân chuyển dịch là do sự xuất hiện của các thành phố lớn với các ngành công nghiệp có công nghệ kT thuật tiên tiến, năng động ở “Vành đai Mặt Trời”.

    – Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có thuận lợi:

    + Phía nam kề với vùng nguyên, nhiên liệu và thị trường của các nước Trung và Nam Mĩ.

    + Phía tây thuận lợi cho việc mở rộng xuất, nhập khẩu với thị trường các nước Châu Á – Thái Bình Dương.

     

    Trả lời

Viết một bình luận