1)Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ? 2) Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ? Mong

1)Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?
2) Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ?
Mong giúp ak

0 bình luận về “1)Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ? 2) Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ? Mong”

  1. Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét

     + Điểm giống nhau:

       – Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều thuộc nhóm động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh.

       – Đối tượng tấn công là tế bào hồng cầu ở người.

     + Điểm khác nhau:

       – Trùng kiết lị sau khi đến ruột sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.

       – Trùng sốt rét sau khi được truyền vào máu người sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản. Sau khi tạo được nhiều trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài, tấn công tế bào hồng cầu khác.

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

    1)*)Giống nhau

    -Chúng cùng tấn công 1 laoilj tế bào là hồng cầu

    *)Khác nhau

    -Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

    -Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế’ lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

    2)Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người.Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi.Ở ngoài tự nhiên, bào xác tồn tại đc 9 tháng, có thể bám vào cơ thể của ruồi, nhặng để truyền qua thức ăn gây bệnh cho nhiều người khác.

    Mk xin ctlhn cho nhóm ạ!!

     

    Bình luận

Viết một bình luận