= 1 đv diễn dịch khoảng 15 câu trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu trong đv có sử dụng 1 câu ghép 1 câu phủ định (g

= 1 đv diễn dịch khoảng 15 câu trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu trong đv có sử dụng 1 câu ghép 1 câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ)

0 bình luận về “= 1 đv diễn dịch khoảng 15 câu trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu trong đv có sử dụng 1 câu ghép 1 câu phủ định (g”

  1. Mình tự viết nên hơi lâu, bạn thông cảm nhé. 

    Bài làm

    Sáu câu thơ đầu trong bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu đã mở ra cho người đọc một bức tranh thiên nhiên mùa hè thật khoáng đạt, rực rỡ. Trước hết, bằng giọng điệu nhẹ nhàng tươi vui cùng nghệ thuật liệt kê, tác giả Tố Hữu đã mở ra một khung cảnh mùa hè, một bức tranh đồng nội, một làng quê Việt Nam trù phú trước mắt người đọc. Ta có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh thân thuộc như “lúa chiêm”, “trái cây”, “sân”, “vườn”, “bắp”, “nắng”, “trời”, “diều sáo” và ta có thể lắng nghe những thứ âm thanh thật rộn rã “tu hú gọi bầy”, “tiếng ve ngân”, “tiếng sáo diều”. Thêm vào đó, ta được thưởng thức hương vị “thơm” của lúa bắp, vị “ngọt” của trái cây chín và hòa mình trong không gian khoáng đạt tự do của bầu trời cao rộng với “đôi con diều sáo”. Quả thật, chỉ với sáu câu thơ thôi, người đọc đã được sống, được hòa mình vào bức tranh làng quê thật đẹp, thật bình dị. Xa xa, có tiếng chim tu hú lảnh lót, có tiếng ve râm ran, có lúa chiêm chín vàng… Thoạt đâu đây là hương thơm của bông lúa, của trái cây. Ngước mắt lên cao chúng ta sẽ thấy bầu trời cao rộng trong xanh, trên đó có đôi con diều sáo lộn nhào. Và phải chăng đôi diều sáo kia là biểu tượng của cuộc sống tự do đang vẫy gọi tác giả-người chiến sĩ Cách mạng trẻ tuổi? Phải chăng đó là cuộc vượt ngục tinh thần của người chiến sĩ trẻ tuổi, thoát ra khỏi song sắt của nhà tù, để được sống như cánh diều kia, được bay lượn tự do trên bầu trời? Có lẽ rằng, nếu không có sự gắn bó, một tình yêu quê hương đến tha thiết thì nhà thơ sẽ không thể viết nên được những câu thơ sinh động, vẽ nên một bức tranh mùa hè quyến rũ, thân thuộc đến như vậy! Và chúng ta thấy rằng tác giả là một người có một tâm hồn thơ, một lòng yêu cuộc sống, một sự khát khao tự do và cảm nhận tinh tế với mọi biến chuyển trong cuộc đời…

    Chú thích:

    – Hình thức: Diễn dịch (Không có câu kết)

    – Tiếng Việt:

    + Câu ghép: Ta có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh thân thuộc như “lúa chiêm”, “trái cây”, “sân”, “vườn”, “bắp”, “nắng”, “trời”, “diều sáo” và ta có thể lắng nghe những thứ âm thanh thật rộn rã “tu hú gọi bầy”, “tiếng ve ngân”, “tiếng sáo diều”.  (Câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ “và”)

    + Câu phủ định: Có lẽ rằng, nếu không có sự gắn bó, một tình yêu quê hương đến tha thiết thì nhà thơ sẽ không thể viết nên được những câu thơ sinh động, vẽ nên một bức tranh mùa hè quyến rũ, thân thuộc đến như vậy! (Từ phủ định: “không”)

    @ `Ly`

    Bình luận

Viết một bình luận