1 Em hãy cho biết tình hình đông năm Á truớc và sau năm 1945? 2 trình bày sự ra đời của tổ chức ASEAN? 3 Hãy nêu hiểu biết của em về cộng hòa Nam phi?

1 Em hãy cho biết tình hình đông năm Á truớc và sau năm 1945?
2 trình bày sự ra đời của tổ chức ASEAN?
3 Hãy nêu hiểu biết của em về cộng hòa Nam phi?
4 Các nước Mĩ la tinh có những đặc điểm chung gì?

0 bình luận về “1 Em hãy cho biết tình hình đông năm Á truớc và sau năm 1945? 2 trình bày sự ra đời của tổ chức ASEAN? 3 Hãy nêu hiểu biết của em về cộng hòa Nam phi?”

  1. 1.- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây.

    – Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền.

    – Ngay sau đó, Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại. Các nước này phải tiếp tục tiến hành kháng chiến giành độc lập dân tộc như ở Inđônêxia, Việt Nam, … đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới lần lượt giành được độc lập.

    – Nét nổi bật của Đông Nam Á thời kì Chiến tranh lạnh là:

    + Mĩ đã can thiệp vào Đông Nam Á.

    + Mĩ cùng Anh, Pháp lập nên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

    + Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia => Tình hình Đông Nam Á trở nên đối đầu căng thẳng.

    + Inđônêxia, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.

    2.* Hoàn cảnh:

    – Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.

    – Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

    – Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

    => Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.

    – Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

    * Mục tiêu của ASEAN: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. 

    – Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a). Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như:

    + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;

    + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

    + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;

    + Hợp tác phát triển có kết quả,…

    – Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.

    * Quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với ASEAN:

    + Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc với thắng lợi vào nărn 1975, các quan hệ ngoại giao giữa 3 nước Đông Dương và ASEAN đã dược thiết lập

    + Năm 1979, do vấn đề Campuchia, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước ASEAN trở nên căng thẳng và “đối đầu”.

    3.Cộng hoà Nam Phi nằm ở cực Nam châu Phi

    – Trước Chiến tranh thế giới thử hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh.

    – Năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.

    – Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pác-thai) trong hơn 3 thế kỉ ở Nam Phi.

    – Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh cùa nhân dân da đen.

    – Tháng 12-1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp.

    – Tháng 4-1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-Xơn Man-đê-la đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên ở đây.

    – Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm,’cải thiện mức sống của người da đen.

    4.-Đầu thế kỉ XIX, một số nước ở Mĩ Latinh như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la,… đã giành được độc lập. Nhưng sau đó lại bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của Mĩ.

    – Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ.

    + Mở đầu bằng Cách mạng Cu-ba năm 1959.

    + Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy”.

    + Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa…

    => Kết quả: chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc – dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.

    – Từ những nước thuộc địa và tình trạng chậm phát triển đi lên, các nước Mĩ La-tinh đã thử nghiệm tất cả các mô hình kinh tế như chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lựợc “Tự do đổi mới” với nội dung công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, giảm vai trò nhà nước, tăng vai trò tư nhân, hoặc mô hình xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội như Cuba. Một sổ nước đã đạt trình độ phát triển khá cao như Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin.

    – Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế ki XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng, do Mĩ tăng cường chống lại phong trào cách mạng ở Grê-na-đa, Pa-na-ma uy hiếp và đe dọa cách mạng Ni-ca-ra-goa, tìm mọi cách phá hoại chế độ XHCN ở Cu Ba.

    Bình luận

Viết một bình luận