1. Em hãy kể tên các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể? 2. Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột? 3. Kể tên các chấ

1. Em hãy kể tên các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể?
2. Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột?
3. Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau:
– Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà.
– Khoai, bơ, lạc ( đậu phộng), thịt lợn, bánh kẹo.
4. Thế nào là an toàn thực phẩm? Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực
phẩm?
5. Em hãy nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? Nêu một số các biện
pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?

0 bình luận về “1. Em hãy kể tên các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể? 2. Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột? 3. Kể tên các chấ”

  1. Trả lời:

    Câu 1:

    Bốn nhóm thực phẩm chính:

    – Nhóm chất bột đường.
    – Nhóm chất đạm.
    – Nhóm chất béo.
    – Nhóm cung Vitamin và khoáng chất.

    Câu 2:

    Chức năng của chất béo :

    + Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

     + Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

    Chức năng của chất đạm :

    – Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng…

    – Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.

    – Vận chuyển các dưỡng chất.

    – Điều hòa cân bằng nước.

    – Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.

    – Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ…

    Chức năng của chất đường bột :

    – Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng. 

    – Cấu tạo nên tế bào và các mô.

    – Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.

    – Điều hòa hoạt động của cơ thể.

    – Cung cấp chất xơ cần thiết.

    – Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây…

     Câu 3:

    Chất đạm có trong : thịt gà ,thịt lợn 

    Chất béo có trong : Bơ ,lạc ,sữa 

    Chất đường bột có trong : gạo ,khoai ,bánh kẹo 

     Câu 4:

    Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.

    Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng

    Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.

    Ảnh hưởng của nhiệt độ
    Để phát triển mỗi một sinh vật phát triển trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Ngoài khoảng nhiệt độ đó ra vi sinh vật sẽ bị hạn chế sự phát triển. Trong nhiều tài liệu cho thấy rằng nhiều vi sinh vật có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ dài -180 → 1400C. Tuỳ theo mức độ chịu nhiệt của chúng mà người ta có một số khái niệm như sau:

    – Nhiệt độ tối ưu: Là nhiệt độ ở đó vi sinh vật phát triển thuận lợi nhất.

    – Nhiệt độ cao nhất: Là mức độ nhiệt độ giới hạn tối đa. Ở đó vi sinh vật vẫn phát triển nhưng hết sức chạm và yếu. Nếu quá giới hạn đó thì vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt.

    – Nhiệt độ thấp nhất: là mức độ nhiệt độ thấp mà vi sinh vật vẫn tồn tại, phát triển rất yếu. Nếu quá mức độ đó vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt. Phần lớn vi sinh vật gây bệnh phát triển tốt ở nhiệt độ 35 – 370C. Một số nấm men và nấm mốc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm phát triển tốt ở 26 – 320C.

    Câu 5:

    – Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm…).

    Những biện pháp giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

    1. Vệ sinh sạch sẽ Bạn cần rửa tay và vệ sinh bàn làm việc hay học tập thường xuyên. …
    2. Phân loại thực phẩm. Bạn cần tách cácloại thịt đỏ, gia cầm, hải sản và bảo quản riêng biệt trong tủ lạnh sau khi mua về. …
    3. Nấu ăn. …
    4. Sử dụng tủ lạnh. …
    5. Kiểm tra hạn sử dụng.

     

    Bình luận
  2. 1

    các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: chất béo, chất đạm, chất xơ, chất dg bột, vitamin….

    2

    chất đạm là dùng để nuôi cơ thể , chất béo giúp cơ thể chúng ta khỏa mạnh, chất dg bột jup cơ thể lọc chất độc

    3

    sữa có dg,vitamin;  gạo có chất dg bột;  đậu nành có chất béo;  thịt gà có chất đạm;  

    khoai có chất xơ;  bơ có chất béo;  lạc có chất dg bột;  thịt lợn có chất đạm;  bánh kẹo có chất dg bột

    chúc bạn học tốt

    nhớ vote 5s và 1 cám ơn, cho mik câu trả lời hay nhất nha

    Bình luận

Viết một bình luận