1. Em hãy nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929? 2. Vì sao phong trào Đông Du thất bại? 3. Em hãy nêu những thay đổi quan trọng tro

1. Em hãy nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929?
2. Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
3. Em hãy nêu những thay đổi quan trọng trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh thời kỳ có chính quyền?. Tại 4.sao ngày 19 – 8- 1945 được chọn làm ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám ở nước ta?
5.Lời khẳng định của bác Hồ ở cuối bản “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện điều gì?
6. Sau Cách Mạng Tháng Tám nước ta gặp những khó khăn gì?
7.Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.
8. Nêu những địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
9. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?
10. Trước âm mưu của địch, trung ương đảng của ta đã làm gì?
11. Cuộc tấn công của thực dân Pháp liên Việt Bắc có kết cục ra sao?
12. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 nhằm mục đích gì?
13. Quân ta đã chọn cứ điểm nào làm mục tiêu trọng điểm, mở màn chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
14. Nêu kết quả và ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950.
15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì ?
16. Hãy nêu tên 7 anh hùng được tuyên duơng anh hùng lao động trong đại hội chiến sĩ và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
17. Chiến dịch điện biên phủ bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
18. Nêu ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ?
19. Tình thế hiểm nghèo của đất nước ta sau Cách Mạng Tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ nào?
20. Từ khi khai sinh đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đến khi giành thắng lợi trước thực dân Pháp là 9 năm. Em hãy cho biết 9 năm đó bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

0 bình luận về “1. Em hãy nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929? 2. Vì sao phong trào Đông Du thất bại? 3. Em hãy nêu những thay đổi quan trọng tro”

  1. 1 .

    + Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6-1929): Tổ chức của những đảng viên tiên tiến ở Bắc Kì.

    + An Nam Cộng sản đảng (8-1929). Các đảng viên còn lại của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Kì.

    – Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng (từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên) đã thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929).

    2 . Phong trào Đông du đã có giai đoạn rất phát triển đã khiến cho thực dân Pháp rất lo ngại. Năm 1908, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống phá phong trào đông du. Bắt tay với Pháp, ít lâu sau chính phủ Nhật đã trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Đến năm 1909, phong trào đông du tan rã.

    3.Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.

    Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh  Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn…

    Các chính quyền xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.

    Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.

    Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 – 1931 và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.

    4. Ngày 28/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Tuy nhiên, người ta lại chọn ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm là bởi vì: Ngày 19/8 là ngày nhân dân Hà Nội xuống đường biểu tình, mít tinh và đánh chiếm thành công cơ quan đầu não của địch giành lại chính quyền.

    5 .Trước hết đó là một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của“Tuyên ngôn Độc lập”Độc lập tự do là khát vọng, là ý chí của đất nước và con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Lời tuyên bố vang lên như một lời thề thiêng liêng làm chấn động lòng người. Dân tộc Việt Nam mang sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục được. Dân tộc Việt Nam sẽ hi sinh thân mình để giữ nền độc lập tự chủ, tự cường này.  Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.

    6.a. Những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám bao gồm: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, chính quyền còn non trẻ và giặc ngoại xâm, nội phản.

    b. Biện pháp giải quyết của Đảng và Chính phủ:

    – Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:

    + Về chính trị: tiến hành bầu cử Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

    + Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là “nhường cơm sẻ áo”; “hũ gạo cứu đói”, chủ trương lâu dài là tăng gia sản xuất.

    + Về tài chính: kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền Việt Nam.

    + Văn hóa, giáo dục: ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

    – Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:

    + Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam (trước 6/3/1946)

    + Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc (6/3/1946 đến trước 19/12/1946)

    c. Kết quả:

    – Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố, tạo dựng các cơ sở pháp lý quan trọng của một thể chế chính trị mới.

    – Nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.

    – Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.

    – Đuổi được quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp.

    d. Ý nghĩa:

    – Tạo dựng niềm tin cho nhân dân về một chế độ xã hội mới mà ở đó tinh thần dân chủ và quyền công dân được xem trọng.

    – Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

    7. Dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của Pháp là: Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công ; bắt đầu từ ngày 20 – 12 – 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.

    8. Một số địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 là:
    – Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn
    – Đèo Bông Lau
    – Bình Ca, Đoan Hùng

    9. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu:

    • Tiêu diệt cơ quan đầu nào kháng chiến
    • Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
    • Mau chóng kết thúc chiến tranh

    10. Đêm 18 rạng sáng 19 – 12 – 1946, Trung ương Đảng và Chính phủ họp. quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

    Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những chiến sĩ Vệ quốc quân và tự vệ của Thủ đô đã giành giật với địch từng góc phố. Đồng bào đã khuân bàn ghế, giường, tủ, hòm xiểng, cánh cửa,.. ra đường phố làm chướng ngại vật cản bước quân địch Ròng rã 60 ngày đêm, ta đánh hơn 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên, giam chân địch để bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.

    Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”.

    11. Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục thất bại. Thu – đông năm 1947, sau nhiều ngày đêm chiến đấu, ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

    12. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu  – đông 1950 nhằm mục đích:

    • Nhằm giải phóng một phần biên giới Việt  – Trung
    • Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc
    • Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt Trung của địch, khai thông đường liên lạc.

    13.

    Trên thế giới: Liên Xô thành trì vững chắc của phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới vào thời điểm này đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của mình, có lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có nước ta.

    Ở khu vực châu Á, với việc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi nửa cuối năm 1949, tháng 10 – 1949 nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối xã hội chủ nghĩa được thành lập. Vì vậy thiết lập được quan hệ ngoại giao với Trung Quốc là một vấn đề cấp thiết và hoàn toàn có lợi cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam thời điểm đó.

    Cũng bước sang giai đoạn đầu những năm 50 của thế kỷ XX, tình hình trong nước có những thay đổi có tính quyết định.

    Trước hết đó là sự thay đổi về tương quan lực lượng và so sánh cục diện trên chiến trường đều có lợi cho phía ta và bất lợi cho phía thực dân Pháp.

    Với đường lối kháng chiến đúng đắn (toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính), sự nghiệp trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tính đến thời gian này đã gặt hái rất nhiều thành công. Đặc biệt là qua chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947 thì cục diện chiến trường hay nói cách khác là thế chủ động đã nghiêng hẳn về phía cách mạng.

    Thuận lợi là cơ bản, nhưng cho tới thời điểm này có thể thấy khó khăn vẫn rất to lớn. Cụ thể đó là việc cho tới cuối năm 1949, nền độc lập cũng như chính thể của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Điều đó đồng nghĩa với việc cuộc kháng chiến của chúng ta vẫn sẽ là “đơn thương độc mã”, không có sự viện trợ hay giúp đỡ từ bên ngoài. Mà trong hoàn cảnh thực tế của đất nước, do chiến tranh liên miên, đất nước không có điều kiện để phát triển. Trước đòi hỏi tất yếu của cách mạng Việt Nam về việc tìm đồng minh, đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến công tác ngoại giao hết sức bí mật tới Trung Quốc và sau đó là Liên Xô.

    Về phía thực dân Pháp, sau những thất bại liên tiếp trong những năm đầu tái chiến với Việt Minh, thực dân Pháp tăng cường siết chặt bằng cách tǎng cường lực lượng trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức một hệ thống phòng ngự mới dựa vào những cứ điểm lớn và những binh đoàn ứng chiến lớn, tǎng cường phi cơ và trọng pháo để chống lại các cuộc tấn công của quân Việt Minh đồng thời mở những cuộc càn quét liên tiếp dữ dội ở trong vùng chiếm đóng, nhất là ở Nam Bộ để củng cố chỗ đứng chân.

    Để lấy lại thế chủ động, thực dân Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khoá biên giới Việt – Trung nhằm cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông – Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 nhằm tiêu diệt đầu não củaViệt Minh.

    Tuy vậy, có thể thấy rằng sau 5 năm chiến tranh, quân Pháp tại Đông Dương càng ngày càng sa lầy vào thế phòng ngự.

    Kết quả là sau Chiến dịch Biên giới,ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 lính, thu được 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. Chiến dịch khai thông một đoạn biên giới dài, nối Việt Bắc với các nướcđồng minh lớn thành một dải liên tục đến tận châu Âu.

    14. – 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm quan trọng trên đường số 4

    – Đến ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.

    – Pháp phải rút khỏi Cao Bằng  theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về.

    – Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau.

    – Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm.LS…Đến ngày 22/10/1950  đường số 4 được giải phóng

    15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ:

    Tháng 2 – 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. Đại hội chỉ rõ rằng : để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.

    16. 7 anh hùng được bầu làm chiến sĩ thi dua và cán bộ gương mẫu toàn quốc là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.

    17. ( bạn hỏi đợt mấy mik ko bt )

    18. Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông –xuân 1953 -1954 của ta, đập tan “ Pháo đài không thể công phá ”của giặc Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.

    19.

    a. Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ: “Ngàn cân treo sợi tóc”

    b. Ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945:

    – Giặc đói

    – Giặc dốt

    – Giặc ngoại xâm

    20. Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19.[3][4] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Minh có cơ hội lớn để chiến thắng. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.

    Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[5] Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.

    Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo.[5]. 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập[5] và đến 2 tháng 9 năm 1945, ông đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Cuối tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với các vua, chúa trước đây của Việt Nam khi ông trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn chứ không cần thông qua bên bên trung gian nào đó. Điều này cũng khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, bên đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Còn lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, cựu hoàng dường như không được mời nói chuyện trước công chúng cho đến lúc đọc lời tuyên bố thoái vị đầy cảm xúc trước đám đông ở cổng Ngọ Môn tại Huế vào ngày 30 tháng Tám. Cái cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng phảng phất nét tương đồng với không khí lộng lẫy và hoành tráng của các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ  Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày “Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam” của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 02/09 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các giáo dân hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng. Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi.[6]

    hok tốt !!

    Bình luận
  2. 1.Em hãy nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929?

    – Đông Dương Cộng sản đảng
    – An Nam Cộng sản đảng
    – Đông Dương Cộng sản liên đoàn

    2.Vì sao phong trào Đông Du thất bại?

    Phong trào Đông du đã có giai đoạn rất phát triển đã khiến cho thực dân Pháp rất lo ngại. Năm 1908, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống phá phong trào đông du. Bắt tay với Pháp, ít lâu sau chính phủ Nhật đã trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Đến năm 1909, phong trào đông du tan rã.

     

    3.Em hãy nêu những thay đổi quan trọng trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh thời kỳ có chính quyền?

               Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v… làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn) của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.

    Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương,Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh – Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn…

     

    4.Tại sao ngày 19 – 8- 1945 được chọn làm ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám ở nước ta?

             Vừa giành được độc lập, Việt Nam muốn có hoà bình để xây dựng đất nước. Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nhiều lần nhân nhượng với Pháp. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được âm mưu xâm lược của chúng. Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội.

    Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công ; bắt đầu từ ngày 20 – 12 – 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.

     

    5.Lời khẳng định của bác Hồ ở cuối bản “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện điều gì?

    Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.  Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.

    6.Sau Cách Mạng Tháng Tám nước ta gặp những khó khăn gì?

               Những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám bao gồm: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, chính quyền còn non trẻ và giặc ngoại xâm, nội phản.

    7.Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.

    Dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của Pháp là: Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công ; bắt đầu từ ngày 20 – 12 – 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.

     

    8.Nêu những địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

               Những địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc Thu – đông 1947 là: đèo Bông Lau, Đoan Hùng, Bình Ca, Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn…

    9.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

               Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu:

    • Tiêu diệt cơ quan đầu nào kháng chiến
    • Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
    • Mau chóng kết thúc chiến tranh

     

    10.Trước âm mưu của địch, trung ương đảng của ta đã làm gì?

               Đêm 18 rạng sáng 19 – 12 – 1946, Trung ương Đảng và Chính phủ họp. quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

    Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những chiến sĩ Vệ quốc quân và tự vệ của Thủ đô đã giành giật với địch từng góc phố. Đồng bào đã khuân bàn ghế, giường, tủ, hòm xiểng, cánh cửa,.. ra đường phố làm chướng ngại vật cản bước quân địch Ròng rã 60 ngày đêm, ta đánh hơn 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên, giam chân địch để bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.

    Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”.

    11.Cuộc tấn công của thực dân Pháp liên Việt Bắc có kết cục ra sao?

    Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục thất bại. Thu – đông năm 1947, sau nhiều ngày đêm chiến đấu, ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
    12. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 nhằm mục đích gì?

    Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu  – đông 1950 nhằm mục đích:

    • Nhằm giải phóng một phần biên giới Việt  – Trung
    • Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc
    • Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt Trung của địch, khai thông đường liên lạc.

    13.Quân ta đã chọn cứ điểm nào làm mục tiêu trọng điểm, mở màn chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

               Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 14 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt – Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.

    14.Nêu kết quả và ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950.

               *Diễn biến chính của Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

    – 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm quan trọng trên đường số 4

    – Đến ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.

    – Pháp phải rút khỏi Cao Bằng  theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về.

    – Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau.

    – Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm.LS…Đến ngày 22/10/1950  đường số 4 được giải phóng

    *Kết quả của Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950:

    – Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch

    – Khai thông được 750km từ Cao Bằng về Đình Lập

    – Giải phóng với 35 vạn dân

    – Chọc thủng hành lang Đông – Tây, thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ

    – Kế hoạch Rơve bị phá sản

    *Ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950:

    – Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

    – Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến.

    – Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

    – Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến .

    15.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì ?

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ:

    Tháng 2 – 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. Đại hội chỉ rõ rằng : để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.

    16.Hãy nêu tên 7 anh hùng được tuyên duơng anh hùng lao động trong đại hội chiến sĩ và cán bộ gương mẫu toàn quốc.

    •      7 anh hùng được bầu làm chiến sĩ thi dua và cán bộ gương mẫu toàn quốc là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
    • Thành tích tiêu biểu của anh hùng La Văn Cầu là: Từ năm 1948 – 1952 anh tham gia chiến đấu 29 trận. Trong trận Đông Khê (chiến dịch biên giới năm 1950), La Văn Cầu  bị thương gãy nát cánh tay, anh đã dũng cảm nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi vướng, dùng tay trái ôm bộc phá đánh mở đường cho đợ vị đánh chiếm đồn địch.

     

    17.Chiến dịch điện biên phủ bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

                Đợt 1: Đại đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ. Đợt 2: Tiến công Điện Biên PhủThời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày.

    18.Nêu ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ.

                Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông –xuân 1953 -1954 của ta, đập tan “ Pháo đài không thể công phá ”của giặc Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.

    19.Tình thế hiểm nghèo của đất nước ta sau Cách Mạng Tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ nào?

    Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ: “Ngàn cân treo sợi tóc”

    20.Từ khi khai sinh đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đến khi giành thắng lợi trước thực dân Pháp là 9 năm. Em hãy cho biết 9 năm đó bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam từ chỗ là thuộc địa của Pháp đã trở … Sau 9 năm chiến tranh, năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi, … Hoa Kỳ không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời thực hiện “Kế hoạch … Trong khi đó, ở Nam Bộ, hoạt động của Việt Minh yếu hơn, Đảng Cộng sản …

    ĐỪNG BÁO CÁO NHÉ ĐÂY KO BT GIỐNG BÀI TẬP HÈ CỦA MÌNH KO NÊN COP LÀ OK R^^

    NÊN TIỆN VÃI!!!

                                                                                          

     

    Bình luận

Viết một bình luận