1) Gen có 120 chu kỳ xoắn, hiệu số % nu loaị A với nu khác là 20%. Trên mạch 1 có G= 20% số nu của mạch và có A =150. Tính: a) Tỉ lệ % và số nu mỗi lo

By Melody

1) Gen có 120 chu kỳ xoắn, hiệu số % nu loaị A với nu khác là 20%. Trên mạch 1 có G= 20% số nu của mạch và có A =150. Tính:
a) Tỉ lệ % và số nu mỗi loaị của gen
b)Tỉ lệ % và số nu mỗi loaị trên mỗi mạch đơn
c) Số nu mỗi loại mội trường cung cấp khi gen tự nhân đôi
2) Gen dài 0.374 micromet. Tính số nu mỗi loại cuả gen trong các trường hợp sau:
a) Số nu loaị A nhiều hơn số nu loại khác là 20%
b) Tổng của 2 loại nu là 90% ( A>G)
c) Gen có tỉ lệ A/G =7/3
3) Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. Coli chỉ chứa N ^15 phóng xạ. Nêú chuyển các vi khuẩn này sang môi trường chỉ có N^14 thì TB vi khuẩn này nhân đôi 5 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14 ( ĐH 2009)
A)32
B) 30
C) 16
D) 8
Các bạn giải chi tiết giúp mình nha tại vì mình mới gặp dạng Toán Sinh này nên cũng chưa biết cách làm như thế nào. Cám ơn các bạn nhiều

0 bình luận về “1) Gen có 120 chu kỳ xoắn, hiệu số % nu loaị A với nu khác là 20%. Trên mạch 1 có G= 20% số nu của mạch và có A =150. Tính: a) Tỉ lệ % và số nu mỗi lo”

  1. Đáp án:

    a.

    C = 120 chu kì xoắn = N/20

    => Số nu của gen: N = 120 . 20 = 2400 nu

    Theo đề:

    %A – %G = 20% (1)

    Trong gen:

    %A + %G = 50% (2)

    Từ (1) và (2) => %A = 35% v %G = 15%

    Số nu mỗi loại của gen:

    A = T = 35% . N = 840 nu

    G = X = 15% . N = 360 nu

    b.

    Có:

    A = A1 + A2

    => A2 = A – A1 = 840 – 150 = 690 nu

    Mặt khác:

    G1 = 20% . N1 = 20% . N/2 = 240 nu

    Tương tự:

    G = G1 + G2

    => G2 = G – G1 = 360 – 240 = 120 nu

    Nguyên tắc bổ sung:

    A1 = T2 = 150 nu

    A2 = T1 = 690 nu

    G1 = X2 = 240 nu

    G2 = X1 = 120 nu

    c.

    Số nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 1 lần:

    A mt = T mt = (2^1 – 1) . A = 840 nu

    G mt = X mt = (2^1 – 1) . G = 360 nu

    2.

    L = 0,374 Micrômét = 3740 Ăngstrong = N/2 . 3,4

    => N = 3740 . 2 : 3,4 = 2200 nu

    a.

    %A – %G = 20%

    %A + %G = 50%

    => %A = 35% v %G = 15%

    Vậy:

    A = T = 35% . N = 770 nu

    G = X = 15% . N = 330 nu

    b. Tham khảo bài giải của @ Triss!!

    c.

    Theo đề:

    A/G = 7/3

    => 3A – 7G = 0 (1)

    Trong gen:

    2A + 2G = 2200 nu (2)

    Từ (1) và (2) => A = T = 770 nu v G = X = 330 nu

    3.

    Khi nhân đôi, do nguyên tắc bán bảo toàn, 2 mạch đơn của ADN mẹ ko mất đi mà được giữ lại trong 2 ADN con, cho dù nhân đôi k lần đi chăng nữa thì cũng sẽ có 2 ADN con có một nửa của mẹ.

    Trở lại bài toán, sau 5 lần nhân đôi sẽ có 2^5 = 32 ADN con nhưng số ADN con mang hoàn toàn đồng vị phóng xạ N14 là 32 – 2 = 30 ADN, còn 2 ADN kia mang trong mình một nửa là đồng vị phóng xạ N15 còn một nửa là đồng vị phóng xạ N14 môi trường cung cấp!

    Vậy chọn B.

    Giải thích các bước giải:

    Trả lời
  2. Đáp án:

    Giải thích các bước giải: 1)C=120( chu kì)=> N=C*20=120*20=2400(nu)

    %A-%G=20%

    %A+%G=50%

    =>a)A=35%=840 (nu)

    G=15%=360 (nu)

    b)G1=20%=240 (nu); A1=150 (nu)

    A1+A2=A ⇒A2=A-A1=840-150=690(nu)

    G1+G2=G ⇒G2=G-G1=360-240=120

    ⇒A1=T2=150; A2=T1=690(nu); G1=X2=240(nu);G2=X1=120 (nu)

    2) L=0,374 micromet= 3740 Angtron

    ⇒N= $\frac{2L}{3,4}$= $\frac{2*3740}{3,4}$ =2200( nu)

    a)%A-%G=20%

    %A+%G=50%

    ⇒A=35%=770(nu); G=15%=330(nu)

    b)A>G ⇒%A+%T=90%;A=T ⇒A=45%=990(nu) ⇒G=5%= 110(nu)

    c) $\frac{A}{G}$= $\frac{7}{3}$ ⇒3A-7G=0; 2A+2G=2200

    ⇒A=770(nu); G=330(nu)

    3) Tổng số phân tử ADN sau 5 lần nhân đôi là:2^5=32 (phân tử)

    Ban đầu có 2 mạch đơn chứa N^15 phóng xạ ⇒ sau 5 lần nhân đôi sẽ có 2 phân tử chứa N^15 phóng xạ ⇒ Có 32-2=30 phân tử ADN chứa hoàn toàn N^14 phóng xạ

    Trả lời

Viết một bình luận