1. Giai đoạn nào trong lịch sủ nuoc ta duoc gọi là thời Bắc Thuộc? Vì sao? Hãy kể tên các vị anh hùng đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống Bắc Thuộc giành lại độc lập cho Tổ quốc.
2. Hơn 1000 nam Bắc Thuộc tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì? Em cần phải làm gì để xứng đáng với tổ tiên?
3. Tại sao nói, trận chiến trên sông Bạch Đằng nam 938 là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta?
4. Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì?
5. Trình bày tóm tắt diễn biến của Bạch Đằng nam 938 của Ngô Quyền.
Giúp mik vs, mik cần gấp lém ạ. ????
Cảm on trc ????
Câu 1 : Giai đoạn từ 179TCN tới Thế kỉ X được gọi là thời kì Bắc Thuộc
Vì : Vì sau thất bại của An Dương Vưng năm 179 TCN, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị đô hộ, nên sữ cũ gọi là thời kì Bắc thuộc ,kéo dài từ năm 179TCN đến thế kỉ X
Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc đó là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền ,…
Câu 2 :
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình,nhuộm răng,làm bánh chưng,bánh dày.
Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán… của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
Em cần tuyên truyền với mọi người: giữ gìn những truyền thống này và phát huy chúng.
Câu 3 : Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: – Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. – Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. … Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 4 :
Đặt lại các đơn vị hành chính.
– Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
– Xem xét và định lại mức thuế.
– Bái bỏ các thứ lao dịch của chính quyền cũ.
– Lập lại sổ hộ khẩu.
Câu 5 :
– Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
– Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
– Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
– Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
– Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.