1/ giải thích cơ chế điều hòa lượng đường trong máu 2/ giải thích cách hình thành bệnh sỏi thận ? Nêu cách phòng tránh 3/ nêu 2 loại chất kích thích

1/ giải thích cơ chế điều hòa lượng đường trong máu
2/ giải thích cách hình thành bệnh sỏi thận ? Nêu cách phòng tránh
3/ nêu 2 loại chất kích thích và tác hại của chúng

0 bình luận về “1/ giải thích cơ chế điều hòa lượng đường trong máu 2/ giải thích cách hình thành bệnh sỏi thận ? Nêu cách phòng tránh 3/ nêu 2 loại chất kích thích”

  1. 1)

    -Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tiết insulin để biến đổi glucôzơ → glicôgen (dự trữ trong gan và cơ)
    -Ngược lại khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển hóa glicôgen → đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định.

    2)

    -Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng kể trên trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những tinh thể này được tạo ra thông qua quá trình lọc máu tại các ống thận hình thành nước tiểu. Chúng thường lắng đọng tại nhú thận vì đây là nơi các tinh thể sẽ trải qua giai đoạn gắn kết với nhau. Theo thời gian, tinh thể sẽ càng ngày càng lớn dần, tạo thành viên sỏi và được giữ lại thận cũng như tiếp tục phát triển.

    – cách phòng tránh:

    +Uống nhiều nước

    +Uống nước chanh

    +Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate

    +Giảm lượng muối ăn hàng ngày

    +Cắt giảm lượng caffeine

    +Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá

    3)

    -Thuốc lá:

    +Mắc bệnh viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, gây tổn thương tim, tăng huyết áp, uống quá nhiều bia rượu dẫn đến loét dạ dày tá tràng thậm chí dẫn đến thủng bao tử, chảy máu bao tử, ung thư họng, miệng, thực quản.

     +Giảm sức đề kháng cho cơ thể dễ bị vi sinh vật có hại tấn công.

    +Làm gia tăng axit uric là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, đau nhức xương khớp.

    -Ma túy:

    +Tiêu hao tiền bạc, làm mất khả năng lao động, học tập ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ.

    +Sức khỏe giảm sút, dễ dẫn đến HIV, ảnh hưởng đến nòi giống.

    +Ảnh hưởng đến gia đình và cả xã hội, gây mất trật tự xã hội, xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

    Nhớ cho minmochi880 ctlhn nhoa~

    Bình luận
  2. 1

    Khi lượng đường trong máu tăng:

    Tế bào beta tiết hooc môn insulin chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ

    Khi lượng đường trong máu giảm:Tế bào an-pha của tuyến tụy tiết hooc môn glucagon biến glicogen thành glucozo để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường

    Tuyến trên thận tiết hoocmon cotizon giúp chuyển hóa lipit, protein làm tăng đường huyết.

    Hoạt động của tuyến tụy, tuyến trên thận được điều hòa bởi hoocmon do tuyến yên tiết ra.

    2

    cách hình thành bệnh sỏi thận:

    Trong thành phần nước tiểu có những muối vô cơ và hữu cơ như muối canxi,muối photphat,muối urat,…dễ bị kết tinh khi nồng độ của chúng quá cao và gặp pH thích hợp hoặc điều kiện đặc biệt khác.ác tinh thể của chúng có thể làm ngưng trệ quá trình bài tiết và thậm chí gây đau đớn dữ dội,ảnh hưởng tới sức khỏe và mọi hoajt động đó.Khi nước tiểu bị cô đặc và các khoáng chất như acid uric, canxi, natri, oxalat,… không hòa tan sẽ kết dính với nhau tạo thành sỏi. Tùy từng thời gian và mức độ lắng đọng, viên sỏi thường có kích thước khác nhau. Sỏi thận thường không “nằm im” ở một vị trí trong thận mà có thể theo dòng chảy nước tiểu rơi xuống niệu quản, bàng quang.

    Bệnh sỏi thận có thể gặp ở bất kỳ ai và nguyên nhân hình thành sỏi thận thì đa dạng khác nhau, chẳng hạn như:

    – Nước tiểu bị cô đặc, cơ thể bị thiếu nước, mất nước do bệnh lý tiêu chảy hoặc do đổ nhiều mồ hôi khiến các khoáng chất dễ kết dính tạo sỏi. Thói quen nhịn tiểu, lười vận động,…

    – Chế độ ăn chưa khoa học, ăn quá nhiều đạm động vật, muối, đường,… làm tăng nồng độ canxi và acid uric trong nước tiểu.

    – Mắc kèm các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh dạ dày, viêm ruột, bệnh gút, loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp, các dị dạng đường tiết niệu, túi thừa đường tiết niệu,…

    – Do ảnh hưởng tác dụng phụ của các thuốc điều trị khác như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc tiểu đường, thuốc kháng acid,…

    – Tiền sử gia đình có người mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

    Phòng ngừa bệnh sỏi thận như

    Uống nhiều nước trong ngày để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ

    Uống nước chanh

     Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate

     Giảm lượng muối ăn hàng ngày

    Cắt giảm lượng caffeine

     Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá

    Giảm cân an toàn để giữ sức khỏe

    Tránh xa đường, soda và siro

    Tập thể dục thường xuyên

    Hạn chế protein động vật

    Ăn đủ canxi và tránh bổ sung

    3

    Heroin: có nguồn gốc từ cây thuốc phiện, gây nghiện sau thời gian ngắn sử dụng,/vòng một tuần. Dùng qua đường hút, tiêm tĩnh mạch dễ lây HIV, rất khó cai, dễ dàng tái nghiện.

    Ma túy đá: Hiện nay người sử dụng ma túy đã chuyển từ heroin sang các dạng ma túy tổng hợp. Năm 2012, trong số 200 triệu người sử dụng ma túy trên toàn thế giới, có 35 triệu người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS), nhiều hơn so với những người sử dụng cocaine và thuốc phiện. Tại Việt Nam, từ năm 2010, ATS đã trở thành loại ma túy sử dụng phổ biến thứ hai sau heroin, trong đó điển hình là ma túy đá.

    Sử dụng ma túy đá gây ra các rối loạn tâm thần: Lo âu, trầm cảm, kích động, suy giảm nhận thức, triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) gây hoảng loạn, sợ bị truy hại và sợ bị giết, rất dễ dẫn đến hành vi bạo lực, còn được gọi là “ngáo đá’. nặng hơn, thường nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, huyết áp, đe dọa tính mạng

    Bình luận

Viết một bình luận