1/ Giải thích sự di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài 2/Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim bồ câu và chim hải âu 3/Giải thích vì sao

1/ Giải thích sự di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài
2/Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim bồ câu và chim hải âu
3/Giải thích vì sao vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại với lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày
4/Nêu khai niệm sinh sản vô tính ? Nêu một số hình thức địa diện sinh sản vô tính
5/ Giải thích vì sao sự đẻ con được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn đẻ trứng
6/Nêu đặc điểm của bộ ăn thịt ? cho biết tác dụng của bộ lông mao ở thỏ
7/ Cách di chuyển của dơi

0 bình luận về “1/ Giải thích sự di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài 2/Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim bồ câu và chim hải âu 3/Giải thích vì sao”

  1. Đáp án:

    1.

    -Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục.

    -Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ cùa chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) vả vuốt sắc cùa chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

    2.

    -Kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu: Đập cánh liên tục, khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ của cánh.

    -Kiểu bay lượn của chim hải âu: cánh đập chậm rãi, không liên tục, dang cánh rộng mà không đập, khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió.

    3.

    Bởi vì đa số loài chin kiếm mồi vào ban ngày còn đa số loài lưỡng cư không đuôi (chiếm số lượng lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) kiếm ăn ban đêm, chúng tiêu diệt được một lượng lớn sâu bọ nên đã bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

    4.

    Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

    *Câu sau mình không biết T^T

    5. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

    6. *Đặc điểm của bộ ăn thịt:

    +Có răng nanh và chi thích nghi với chế độ ăn thịt; răng cửa ngắn nhưng sắc để róc xương; răng nanh nhọn, lớn, dài để xé mồi; răng hàm lớn hẹp có các mấu nhọn để nghiền thức ăn.

    +Chi to khỏe dưới bàn chân có lớp đệm dày bằng thịt nên bước đi êm, các ngón có vuốt cong sắc
    *Tác dụng của bộ lông mao ở thỏ:giữ nhiệt và che chở cho cơ thể.
     7.

    Cách di chuyển của dơi: Bay không có đường bay rõ rệt.

     

    Bình luận
  2. 1/Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mk liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi vs sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm cho con vật tiến lên phía trước.

    2/ – Chim bồ câu kiểu vỗ cánh :

    + Cánh rộng liên tục 

    + Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh

    – Chim hải âu kiểu bay lượn :

    + Cánh đập chậm rãi, ko liên tục, cánh rang rộng mà ko đập 

    + Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của ko khí và sự thay đổi của luồng gió

    3/Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày còn đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ, nên bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

    4/Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
    Hình thức đại diện là sự phân đôi cơ theervaf mọc trồi

    5/Vì phôi sẽ phát triển trong cơ thể mẹ sẽ an toàn hơn là đẻ trứng thì sẽ mất thời gian ấp trứng và bảo vệ trứng

    6/*)Đặc điểm của bộ ăn thịt:

    -Có răng nanh và chi thích nghi với chế độ ăn thịt

    – Răng cửa ngắn nhưng sắc để róc xương

    – Răng nanh nhọn, lớn, dài để xé mồi

    – Răng hàm lớn hẹp có các mấu nhọn để nghiền thức ăn.

    – Chi to khỏe dưới bàn chân có lớp đệm dày bằng thịt nên bước đi êm, các ngón có vuốt cong sắc

    =>Tác dụng của bộ lông mao ở thỏ là che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

    7/ Cánh của dơi: có màng rộng, thân ngắn, cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều 1 cách linh hoạt ->Đường bay của dơi ko rõ rệt

    ~ Xin ctlhn ạ ~

     

    Bình luận

Viết một bình luận