1 giải thích vòng đời của sán lá gan ? 2 cac phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sáng ? 3 tập tính của cá chép ?

1 giải thích vòng đời của sán lá gan ?
2 cac phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sáng ?
3 tập tính của cá chép ?

0 bình luận về “1 giải thích vòng đời của sán lá gan ? 2 cac phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sáng ? 3 tập tính của cá chép ?”

  1. Câu 1: Sán lá gan trưởng thành (gan,mật,trâu,bò)—> Trứng (gặp nước)—> Ấu trùng có lông ——> Ấu trùng trong ——-> Ấu trùng có đuôi ——> Kết kén (bám vào rau bèo) —-> Sán lá gan (gan,mật,trâu,bò)

    Câu 2:

    *Các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun sán:

    +Ăn uống hợp vệ sinh

    +Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ

    +Tẩy giun định kì 1-2 lần 1 năm

    Bình luận
  2.  Câu 1 : 

    +Sán đẻ nhiều trứng . Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.

    +Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

    +Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ’ thành kén sán.

    + trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

     Câu 2 :

    + Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

    + Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường.

    +Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.

    + Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất

    Câu 3 :

    + Cá chép sống thành bầy đàn đông đúc. Chép càng lớn thì mật độ cá thể càng thấp.
    + Cá chép sống ở tầng đáy, chịu được nơi nước có hàm lượng oxy thấp 2mg/l. Chúng thích nơi tĩnh tại hoặc ở các dòng sông chảy nhẹ.
    +Nhiệt độ sinh sống phù hợp nhất từ 20 đến 28°C, nhiệt độ dưới 12°C cá ăn ít lớn chậm. 
    + Cá chép ăn tạp, là các loài sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng, côn trùng. Khi thiếu thức ăn chúng mới ăn mùn hữu cơ, mầm thực vật dưới nước rồi tới các loại ngũ cốc.
    + Cá chép sinh sản lần đầu sau 12 tháng tuổi, chúng sinh sản vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa. Trước mùa sinh, chép kiếm ăn rất mạnh để tích luỹ dinh dưỡng. +– Chép thích tìm nơi cư ngụ cho chúng nơi nước sâu tĩnh ấm về mùa lạnh, râm mát mùa hè. Đó là các chà bèo, chà rau muống, các hố sâu, dưới các bụi cây dưỡi nước, dưới các thân cây đổ…
    +Chép là loài sống đáy với tất cả các giác quan rất phát triển tinh nhạy đặc biệt xúc giác và khứu giác.

    Bình luận

Viết một bình luận