1) Giun tròn thường kí sinh ở đâu? Gây ra tác hại gì cho vật chủ ( lấy 3 ví dụ về giun tròn và tác hại của chúng ) 2) Giun dẹp thường kí sinh ở đâu ?

1) Giun tròn thường kí sinh ở đâu? Gây ra tác hại gì cho vật chủ ( lấy 3 ví dụ về giun tròn và tác hại của chúng )
2) Giun dẹp thường kí sinh ở đâu ? Gây ra tác hại gì cho vật chủ ( lấy 3 ví dụ và tác hại của chúng )
3) Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa phù hợp với môi trường kí sinh ?

0 bình luận về “1) Giun tròn thường kí sinh ở đâu? Gây ra tác hại gì cho vật chủ ( lấy 3 ví dụ về giun tròn và tác hại của chúng ) 2) Giun dẹp thường kí sinh ở đâu ?”

  1. 1.

    – Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…

    → Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.

    – Giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:

    Giun kim đẻ trứng ở hậu môn trẻ em vì ở đây thoáng khí → gây ngứa → trẻ em gãi → theo thói quen trẻ em đưa tay lên miệng → khép kín vòng đời của giun.

    – Để đề phòng bệnh giun đối với người:

       + Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn

       + Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm

       + Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay

       + Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…

    3. Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:

    +Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,

    +Hầu phát triển –>  dinh dưỡng khỏe.

    + nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.

    Bình luận

Viết một bình luận