1. Hãy cho biết đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính. 2. Trong công tác dạy học hiện nay, anh/chị gặp những khó khăn gì? Hãy đề xuất các biên pháp để k

1. Hãy cho biết đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính.
2. Trong công tác dạy học hiện nay, anh/chị gặp những khó khăn gì? Hãy đề xuất các biên pháp để khắc phục những khó khăn đó.
Hướng dẫn:
– Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính:
+ Về nhận thức
+ Về nhu cầu
+ Về tình cảm
Chú ý: viết tất cả đặc điểm tâm lý mà mình biết
– Khó khăn trong công tác:
Viết ra những khó khăn mà bản thân mình gặp phải khi dạy học sinh của mình (dựa vào đặc điểm tâm lý đã nêu ở trên để viết, với các đặc điểm tâm lý của học sinh như vậy thì mình gặp khó khăn gì). Chọn những đặc điểm tâm lý gây khó khăn cho việc dạy học của mình để viết ra, nhưng đặc điểm tâm lý tạo thuận lợi cho mình thì không chọn để viết ở phần này
– Các biên pháp khắc phục khó khăn”
Dựa vào năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân mình
+ Đặc điểm tâm lý của học sinh
+ Đặc điểm của trường mình đang dạy để viết
Xin mọi người trả lời cho với

0 bình luận về “1. Hãy cho biết đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính. 2. Trong công tác dạy học hiện nay, anh/chị gặp những khó khăn gì? Hãy đề xuất các biên pháp để k”

  1. 1.Đặc trưng của cộng đồng trẻ điếc thần kinh giác quan là mối cá nhân đều có sự khác biệt và nhu cầu của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Dạng và mức độ khiếm thính của đứa trẻ này có thể khác so với đứa trẻ khác. Và sự khác nhau như vậy tự nó đã tạo ra các sự khác biệt của từng cá nhân về tỷ lệ cần thiết điều chỉnh nội dung của chương trình giáo dục.

    Bình luận
  2. 1) Đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thính :

    +) Trẻ khiếm thính thường rất dễ cáu giận

    +) Khả năng giao tiếp của trẻ kém

    +) Khó hòa đồng được với mọi người xung quanh

    +) Tư duy của trẻ khiếm thính bị hạn chế

    2) Như chúng ta đã biết, tâm lý trẻ khiếm thính phát triển khó khăn bởi khiếm khuyết khả năng về thính giác. Đi kèm khó khăn là sự hạn chế của trẻ trong việc mở rộng môi trường tương tác, thiết lập mối quan hệ với người khác, và thực hiện các hoạt động mang tính xã hội. Nhận thức của trẻ khiếm thính bị hạn chế cao, điều này đã làm cho khả năng lắng nghe của trẻ bị giảm sút cao. Trẻ khiếm thình thường bắt đầu nhận thức bằng tư duy trực quan hành động. Trẻ khiếm thính thường rất dễ tức giận và nổi cáu chỉ vì một điều nhỏ nhặt. Tư duy của trẻ khiếm thính bị hạn chế vô cùng cao, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Là giáo viên có nhiệm vụ dạy học sinh, điều khó khăn có lẽ là làm sao để trẻ khiếm thính có thể hòa đồng cùng với các bạn trong lớp ? Nếu không có sự hòa đồng thì trẻ có thể sẽ bị mọi người xa lánh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Việc làm của giáo viên là cần phải điều trị những khiếm khuyết này, bằng cách thay đổi chức năng thần kinh. Để làm được điều này, nhà chuyên môn cần gia tăng hoạt động trung ương của các giác quan và hệ vận động, đồng thời phát triển chức năng của các hệ thống xúc giác, tiếp nhận, tiền đình và hệ thống nhìn ở trẻ khiếm thính. Trẻ khiếm thính không được may mắn như bao người khác. Vì vậy cần quan tâm và cần nhờ đến các chuyên gia giúp đỡ hỗ trợ, để trẻ được phát triển tốt hơn, nhờ đó trẻ có thể tự chăm sóc bản thân khi không ai ở bên cạnh.

    Bình luận

Viết một bình luận