1: Hãy đọc phần Đọc thêm để thấy rõ tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện Việt Nam.
2: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi nhận trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
3*: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng trả gươm ở Hồ Gươm-Thăng Long.Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
1. Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện Việt Nam: Thể hiện tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta
2. Tác giả dân gian không để Lê Lợi nhận trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức manhjcuar toàn dân trêm mọi miền đất nước.
3. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng trả gươm ở Hồ Gươm-Thăng Long.Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Longvaf Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa binhfvaf tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
1/Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
+ Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng
+ Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.
+ Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc
2/Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:
+ Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.
+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”
+ Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in
3/
ý nghĩa:
+ Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.
+ Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.
+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.