1.Hãy kể tên những di tích lịch sử, lễ hội truyền thống liên quan đến KN Hai Bà Trưng mà em biết 2. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập

1.Hãy kể tên những di tích lịch sử, lễ hội truyền thống liên quan đến KN Hai Bà Trưng mà em biết
2. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập
mong mn giúp ạ !

0 bình luận về “1.Hãy kể tên những di tích lịch sử, lễ hội truyền thống liên quan đến KN Hai Bà Trưng mà em biết 2. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập”

  1. Câu 1 tham khảo 

    Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Đền Hai Bà Trưng  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là Mê Linh, Hà Nội – quê hương của hai bà. Theo ghi nhận của sử gia Ngô Thì Sĩ, từ nhiều thế kỷ trước khi đền thờ Hai Bà được lập ra, vì Hai Bà chết do binh đao nên đền thờ kiêng màu đỏ là màu máu: hương án đều sơn màu đen, không có màu đỏ; người dân địa phương cũng không dám mặc áo đỏ, kể cả người đến viếng thăm nếu mặc áo đỏ phải cởi bỏ để bên ngoài theo lệ cấm

    • Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương (miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ là Nguyễn Thực  Ngô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng
    • Các danh xưng của Hai Bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, phường, xã, quận… ở Việt Nam.
    • Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ (hay còn gọi là chế độ mẫu hệ), trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.
    • Nhiều tác phẩm, sách, kịch, nhạc… viết hoặc dựa vào Hai Bà làm nhân vật chính. Vở cải lương Tiếng trống Mê Linh về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là một vở cải lương kinh điển tại Việt Nam.

    Bình luận
  2. 1.

    Hiện nay, trên cả nước Việt Nam có 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình trong đó riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã.[42]

    • Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Đền Hai Bà Trưng  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là Mê Linh, Hà Nội – quê hương của hai bà. Theo ghi nhận của sử gia Ngô Thì Sĩ, từ nhiều thế kỷ trước khi đền thờ Hai Bà được lập ra, vì Hai Bà chết do binh đao nên đền thờ kiêng màu đỏ là màu máu: hương án đều sơn màu đen, không có màu đỏ; người dân địa phương cũng không dám mặc áo đỏ, kể cả người đến viếng thăm nếu mặc áo đỏ phải cởi bỏ để bên ngoài theo lệ cấm[43].
    • Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương (miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ là Nguyễn Thực  Ngô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng[44].
    • Các danh xưng của Hai Bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, phường, xã, quận… ở Việt Nam.
    • Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ (hay còn gọi là chế độ mẫu hệ), trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.
    • Nhiều tác phẩm, sách, kịch, nhạc… viết hoặc dựa vào Hai Bà làm nhân vật chính. Vở cải lương Tiếng trống Mê Linh về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là một vở cải lương kinh điển tại Việt Nam.

      Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, ngày giỗ hay lễ hội tưởng nhớ Hai Bà được tổ chức là ngày lễ chính thức của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1975 có diễn hành.[45] Tuy nhiên năm 1976 trở đi thì ngày lễ Hai Bà Trưng khong còn là ngày lễ ở Việt Nam nữa.

      Về sau, về truyền thuyết Hai Bà Trưng đã được lan rộng khắp người dân Việt Nam nhiều thế hệ sau này, và hình tượng của 2 bà tiếp tục được đưa vào những trò chơi dân gian, truyện tranh và tác phẩm thơ văn.

    • 2.

      – Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

      – Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán

    Bình luận

Viết một bình luận