1. Hãy lập bảng so sánh hai phong trào đấu tranh 1930 – 1931 và 1936 – 1939 theo những nội dung sau: Kẻ thù; Chủ trương, sách lược; hình thức đấu tr

1. Hãy lập bảng so sánh hai phong trào đấu tranh 1930 – 1931 và 1936 – 1939 theo những nội dung sau: Kẻ thù; Chủ trương, sách lược; hình thức đấu tranh; Phương pháp đấu tranh; Lực lượng đấu tranh.
2 . Bằng những sự kiện lịch sử điển hình của Cách mạng Việt Nam từ 1920 – 1930, hãy trình bày sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

0 bình luận về “1. Hãy lập bảng so sánh hai phong trào đấu tranh 1930 – 1931 và 1936 – 1939 theo những nội dung sau: Kẻ thù; Chủ trương, sách lược; hình thức đấu tr”

  1. Nội dung Phong trào CM 1930 – 1931 Phong trào CM 1936 – 1939 Kẻ thù Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp Mục tiêu (nhiệm vụ) Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược) Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược) Chủ trương, sách lược Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Tập hợp lực lượng Liên minh công nông Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ. Hình thức đấu tranh Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá…. Lực lượng tham gia Chủ yếu là công nông Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị. Địa bàn chủ yếu Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp Chủ yếu ở thành thị

    Bình luận
  2. 1/

    -Nội dung:

    +Phong trào CM 1930 – 1931:

     Kẻ thù: Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến

    Mục tiêu (nhiệm vụ): Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược)

    Chủ trương, sách lược: Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.

    Tập hợp lực lượng: Liên minh công nông

    Hình thức đấu tranh: Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.

    Lực lượng tham gia: Chủ yếu là công nông

    Địa bàn chủ yếu: Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp

    Phong trào CM 1936 – 1939:
    Kẻ thù: Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp
    Mục tiêu (nhiệm vụ): Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược)

    Chủ trương, sách lược: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

    Tập hợp lực lượng: Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ.

    Hình thức đấu tranh: Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….

    Lực lượng tham gia: Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.

    Địa bàn chủ yếu: Chủ yếu ở thành thị

     2/

    Đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.

    –  Yêu cầu trên tác động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

    – Tháng 3/1929, tại số 5D, Hàm Long (Hà Nội) những người tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên. Chi bộ mở cuộc vận động để thành lập một đảng cộng sản nhằm thay thế Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

    – Tháng 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra vấn  đề thành lập đảng cộng sản, song không được chấp nhận, nên rút khỏi Đại hội về nước.

    – Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở  cộng sản ở miền Bắc họp đại hội thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm, xây dựng cơ sở ở khắp nơi trong cả nước.

    – Tháng 8/1929. các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì quyết  định thành lập An Nam Cộng sản đảng. Đảng có  một chi bộ hoạt động ở Trung Quốc, một số chi bộ hoạt động ở Nam Kì. Tờ  báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của đảng.

    – Tháng 9/1929 những thành viên trong Tân Việt Cách mạng đảng tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn, xây dựng nhiều chi bộ ở Trung Kì, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ.

    Bình luận

Viết một bình luận