1.Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần chống quân xâm lược Mông-Nguyên
2.Em hãy cho biết bộ máy nhà nước thời Trần có gì khác so với nhà Lý
3.Pháp luật thời Trần có những điểm gì khác so với thời Lý
4.Em hãy đánh giá những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Câu 1:
*nguyên nhân:
+ Tinh thần đoàn kết, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần
+ Mưu trí trong chiến lược đánh giặc của vua Trần và Trần Hưng Đạo, Thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống
+ Sáng tạo trong cách đánh giặc ” Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, ” Đoản binh thắng trường trận”
+ Có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến. Đặc biệt, vua Trần rất quan tâm đến đời sống và tinh thần của nhân dân. Vì vậy, sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân càng thêm bền vững
*ý nghĩa:
+ Đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
+ Củng cố niềm tin và tinh thần đoàn kết của nhân dân
+ Âm mưu bành trướng xuống phía Nam và Đông Nam bị thất bại
Câu 2:
*Giống:
_ Giúp việc cho vua là đại thần, quan văn và quan võ.
_ Bộ máy nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ do vua đứng đầu.
*Khác:
Thời TRẦN:
-đất nước chia làm 12 lộ
-thực hiện chế độ Thái thượng hoàng
-đặt thêm một số chức quan như Thái y viện,Hà đê sứ,Đồn điền sứ,Khuyến nông sứ…
Thời LÝ:
-Đất nước chia làm 24 lộ
-Không thực hiện chế độ Thái thượng hoàng
-Không có các chức quan như Thái y viện, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, Khuyến nông sứ,….
Câu 3:
* Giống nhau:
– Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
– Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
– Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
– Thời Lý: ban hành bộ Hình thư. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (1042). Tuy nhiên, bộ luật mới chỉ mang tính chất sơ khai, chưa đầy đủ.
– Thời Trần: Ban hành Quốc triều hình luật. Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo. Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan. => Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước hơn so với thời Lý.
Câu 4:
– Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
– Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
– Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
– Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
– Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
chúc bạn học tốt
xin câu trả lời hay nhất