1) Hãy nêu tên ,đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa ? Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
2) Vì sao hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau ?
3) Trình bày thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng ?
4) Trình bày thí nghiệm chứng minh cây vận chuyển được chất hữu cơ nhờ mạch rây ?
Đáp án:
Các bộ phận của hoa được chia thành 2 loại chính:
* Bộ phận phụ sinh sản:
– Cuống hoa: là một đoạn cành, gắn hoa với thân, giúp đưa bông hoa lên cao thuận tiện cho hoa thụ phấn.
– Đế hoa: là phần phình lồi, nằm giữa cành và khu vực cánh hoa; giúp gắn hoa với cuống, nâng hoa lên cao.
– Đài hoa: hình lá nhỏ, dài; giúp bảo vệ cánh hoa khi còn non.
– Cánh hoa (tràng hoa): là những lá đặc biệt, thường có màu sắc sặc sỡ, giúp dẫn dụ loài thụ phấn cho hoa và bảo vệ nhị, nhụy.
* Bộ phận sinh sản:
– Nhị: mang bao phấn, trong bao phấn có hạt phấn (chứa tế bào sinh dục đực)
– Nhụy: có bầu chứa noãn chứa tế bào sinh dục cái.
Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy, vì nhị chứa tế bào sinh dục đực, nhụy chứa tế bào sinh dục cái, chúng đóng vai trò trực tiếp cho chức năng sinh sản của hoa.
Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy, vì nhị chứa tế bào sinh dục đực, nhụy chứa tế bào sinh dục cái, chúng đóng vai trò trực tiếp cho chức năng sinh sản của hoa.
Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau là vì:
– Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng gì từ CO2 và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng, còn hô hấp là quá trình sử dụng O2 phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí CO2 và nước.
– Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau: Hô hấp sẽ không thực hiện được, nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng không thể thực hiện được, nếu không có năng lượng do trình hô hấp giải phóng ra.
Trình bày thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng?
– Lâý một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong hai ngày.
– Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt.
– Đem chậu cây đó ra để chỗ nắng gắt trong khoảng từ 4-6 giờ.
– Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen,cho vào cồn 90 đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá, rồi rửa lại bằng nước ấm cho sạch.
– Bỏ chiếc lá đó vào dung dịchiôt loãng (muối iôt loãng) ta thấy phần lá không bị bịt băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng chứng tỏ phần lá đó chế tạo được tinh bột.
Trình bày thí nghiệm chứng minh cây vận chuyển được chất hữu cơ nhờ mạch rây.
– Lấy một cành cây trong vườn.
– Dùng dao bóc một khoang vỏ có cả mạch rây.
– Để một thời gian sau quan sát thấy mép vỏ phía trên phình to.
– Do khi bóc vỏ cây là đã bóc luôn cả mạch rây nên chất hữu cơ do lá tổng hợp được ở phần trên không thể vận chuyển xuống dưới được nên bi ứ đọng lại ổ mép trên.
– Vậy mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
– Nhân dân ta thường ứng dụng hiện tượng này để nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành.
Giải thích các bước giải: