1.Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người thời Hòa Binh-Bắc Sơn 2.Hãy điểm lại các biến chuyển chính v

1.Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người thời Hòa Binh-Bắc Sơn
2.Hãy điểm lại các biến chuyển chính về mặt xã hội
3.Hãy nêu những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt
4.Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn
5.Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là gì?

0 bình luận về “1.Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người thời Hòa Binh-Bắc Sơn 2.Hãy điểm lại các biến chuyển chính v”

  1. 1. sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kì người Phùng Nguyên – Hoa Lộc so với người thời Hòa Bình – Bắc Sơn

    Nội dung

    Người Hòa Bình – Bắc Sơn

    Người Phùng Nguyên – Hoa Lộc

    Công cụ lao động

    – Công cụ đá: rìu, bôn, chày. Biết mài đá.

    – Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

    – Có hình dáng cân xứng hơn, nhiều hình dáng và kích cỡ.

    – Công cụ được mài rộng, nhẵn và sắc hơn.

    – Nguyên liệu làm công cụ đa dạng như đá, gỗ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.

    Ngành nghề sinh sống

    – Trồng trọt.

    – Chăn nuôi.

    – Trồng trọt: đặc biệt nghề nông trồng lúa nước ra đời.

    – Chăn nuôi.

    – Đánh cá.

    Nghề thủ công

    – Làm đồ gốm.

    – Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vòng đá, chuỗi hạt bằng đất nung,…

    – Đồ gốm có nhiều hoa văn đẹp, tinh xảo hơn, in hoa văn hình chữ S nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau,…

    – Làm đồ trang sức.

    Nơi ở

    – Chủ yếu ở các hang động, mái đá, họ biết làm các túp lều lợp bằng cỏ hoặc lá cây.

    – Định cư lâu dài, xây dựng xóm làng ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,…

    2.Các biến chuyển chính về mặt xã hội :
    – Sự phân công lao động hình thành.
    – Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
    – Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hộ.
    – Bắt đầu có sự phân hóa giàu — nghèo.

    3.

    * Những nét mới về tình hình kinh tế:

    – Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn.

    – Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.

    – Thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước ra đời.

    * Những nét mới về tình hình xã hội:

    – Sự phân công lao động được hình thành.

    – Hình thành hàng loạt làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.

    – Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

    – Bắt đầu có sự phân chia giàu – nghèo.

    4.

    Những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:

    – Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.

    – Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên,…  có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

    5.

    Những lí do ra đời Nhà nước thời Hùng Vương:

    – Hình thành những bộ lạc mới, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. Sản xuất phát triển.

    – Do nhu cầu sản xuất, chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.

    – Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.

    – Mở rộng giao lưu và tự vệ.

    Bình luận
  2. 3.

    Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt:

    • Kinh tế:
    • Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn.
    • Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
    • Xã hội:
    • Sự phân công lao động hình thành và sự xuất hiện lam, bản, và bộ lạc.
    • Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
    • Bắt đầu có sự phân chia giàu – nghèo.

    Bình luận

Viết một bình luận