1) Hình dạng ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? 2) Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt 3) Hãy kể thêm tên, đặc điểm cấu

1) Hình dạng ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
2) Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt
3) Hãy kể thêm tên, đặc điểm cấu tạo, lối sống của một loài giun đốt khác gặp ở địa phương.
4) Để giúp nhận biết đại diện ngành Giun đốt ở ngoài thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
5) Vai trò thực tiễn của các loài giun có ở địa phương em?
Hết rồi

0 bình luận về “1) Hình dạng ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? 2) Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt 3) Hãy kể thêm tên, đặc điểm cấu”

  1.  4)

    Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.

     2)

    – Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

       – Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

    1) 

    Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

    3) 

    Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)…

    5) 

    – Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

       – Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng…) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

       – Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

       – Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

    Xin ctlhn ak

    Bình luận
  2. Đáp án:

    1. Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn. – Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

     2. Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp. … – Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

    3. Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)…

    4. Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang. – Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa. – Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể

    5. Vai trò thực tiễn của giun đốt là : – Giun đốt cày xới đất làm đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cẩm (gà, vịt, ngan, ngỗng). – Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng …)

    #Mynz_68

    #ctlhn

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận