1.Hoạt động nào sau đây xảy ra trong đồng hóa? A.Vừa tích lũy vừa giải phóng năng lượng. B.Tích lũy năng lượng trong chất hữu cơ. C.Giải phóng năng lư

By Rose

1.Hoạt động nào sau đây xảy ra trong đồng hóa?
A.Vừa tích lũy vừa giải phóng năng lượng.
B.Tích lũy năng lượng trong chất hữu cơ.
C.Giải phóng năng lượng từ chất hữu cơ.
D.Vừa phân giải vừa tổng hợp chất hữu cơ.
2.Trong các loại thức ăn sau đây, thức ăn có chứa nhiều vitamin B2 là:
A.Bơ, trứng, dầu cá.
B.Gan, thịt bò, trứng, hạt ngũ cốc.
C.Rau xanh, cà chua, quả tươi.
D.Gan, hạt nảy mầm, dầu thực vật.
3.Ở xứ lạnh, mùa đông nên ăn nhiều loại thức ăn nào?
A.Thức ăn chứa nhiều prôtêin.
B.Thức ăn chứa nhiều lipit.
C.Thức ăn chứa nhiều gluxit.
D.Thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin.
4.Nhóm động vật thuộc động vật biến nhiệt là:
A.Voi, gà, bồ câu, vịt.
B.Châu chấu, ếch đồng, cá rô phi.
C.Chuột, thỏ, hươu, nai.
D.Ngựa, cừu, dê, hổ.
5.Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra ở tế bào bao gồm hai mặt là
A.đồng hoá và tiêu hoá.
B.đông hoá và bài tiết.
C.đồng hoá và dị hoá.
D.dị hoá và tiêu hoá.
6.Về mùa hè, vào những ngày nóng bức nên ăn nhiều hơn những loại thức ăn nào?
A.Thức ăn chứa nhiều lipit.
B.Thức ăn chứa nhiều gluxit.
C.Thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin.
D.Thức ăn chứa nhiều prôtêin.
7.Nói trao đổi chất với môi trường là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống vì:
A.Nhờ trao đổi chất với môi trường mà từ 1 hợp tử mới hình thành và phát triển thành một cơ thể và cơ thể lớn lên được.
B.Trao đổi chất với môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển cơ thể sống.
C.Trao đổi chất với môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình vận động, cảm ứng.
D.Trao đổi chất với môi trường có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình sinh sản của cơ thể.
8.Run là sự co cơ liên tiếp góp phần:
A.Làm cơ thể hạ nhiệt.
B.Giảm sinh nhiệt.
C.Tăng thoát nhiệt.
D.Tăng sinh nhiệt.
9.Nếu một người nào đó bị tai nạn hỏng một quả thận thì cơ thể bài tiết nước tiểu như thế nào?
A.Khả năng lọc nước tiểu giảm một nửa.
B.Bài tiết bổ sung qua da.
C.Bài tiết bổ sung qua da và phổi.
D.Mỗi quả thận có tới một triệu đơn vị chức năng tham gia lọc và tạo nước tiểu nên bài tiết vẫn đủ trong điều kiện bình thường.
10.Chất không có trong thành phần nước tiểu chính thức là:
A.Các chất thuốc.
B.Các chất bã như urê, axit uric…
C.Các ion thừa như H+, K+, …
D.Chất dinh dưỡng.
11.Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là:
A.Cacbonic, nước.
B.Cacbonic, mồ hôi, nước tiểu.
C.Mồ hôi.
D.Nước tiểu.
12.Bệnh xảy ra do sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu là:
A.Nhiễm trùng thận.
B.Sỏi thận.
C.Viêm thận và nhiễm trùng thận.
D.Viêm thận.
13.Sản phẩm thải chủ yếu của thận là:
A.Mồ hôi.
B.Axit uric.
C.Nước tiểu.
D.Cacbonic.
14.Ở cầu thận, các thành phần không lọt được vào nang cầu thận vì có kích thước lớn hơn 4nm là:
A.Axit uric, crêatin, …
B.Ion thừa: H+, K+,…
C.Ion Na+ , Cl-,…
D.Các tế bào máu và prôtêin.
15.Nước tiểu đầu được hình thành do:
A.Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
B.Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận.
C.Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận.
D.Quá trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận.
16.Về mùa hè nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn nồng độ các chất trong nước tiểu bài tiết ở mùa đông vì:
A.Mùa hè mất nước ở nhiều cơ quan nên nồng độ các chất trong nước tiểu tăng cao hơn.
B.Mùa hè uống nước nhiều nên quá trình lọc máu diễn ra liên tục làm nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn.
C.Mùa hè mồ hôi ra nhiều nên nước bài tiết ra qua mồ hôi nhiều là nguyên nhân làm cho nồng độ các chất trong nước tiểu tăng.
D.Mùa hè uống nước có vitamin và muối khoáng nên nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn.
17.Nước tiểu được tạo ra từ:
A.Các bể thận.
B.Các đơn vị chức năng của thận.
C.Bóng đái và các ống thận.
D.Nang cầu thận và các bể thận.




Viết một bình luận