1 . hợp chất A chứa 48 phần trăm Oxi,39 phần trăm kali,12 phần trăm cacbon và nguyên tố chưa biết chứa 1 phần trăm về khối lượng.Xác định công thức hợ

1 . hợp chất A chứa 48 phần trăm Oxi,39 phần trăm kali,12 phần trăm cacbon và nguyên tố chưa biết chứa 1 phần trăm về khối lượng.Xác định công thức hợp chất A.Biết ptk của hợp chất <400 đvC 2 . Thanh sắt để ngoài trời lâu ngày có khối lượng nặng hơn hay nhỏ hơn , Sắt mòn đi oxit bù vào thì khối lượng vẫn bằng nhau chứ Các bạn cho mình hỏi sắt bị mòn đi bao nhiêu chuyển thành oxit bấy nhiêu thì nó vẫn bình thường mà đúng không mà sao sắt lại tăng vậy ạ ( mình hỏi các bạn vì sao chứ mình không hỏi các bạn trả lời nhé )

0 bình luận về “1 . hợp chất A chứa 48 phần trăm Oxi,39 phần trăm kali,12 phần trăm cacbon và nguyên tố chưa biết chứa 1 phần trăm về khối lượng.Xác định công thức hợ”

  1. Đáp án:

    1, \(KHC{O_3}\)

    Giải thích các bước giải:

    1, Gọi Công thức của hợp chất A có công thức: \({K_a}{C_b}{O_c}{Y_d}\)

    Giả sử khối lượng của hợp chất A là 100g

    \(\begin{array}{l}
    {n_O} = \dfrac{{48 \times 100}}{{100 \times 16}} = 3mol\\
    {n_C} = \dfrac{{12 \times 100}}{{100 \times 12}} = 1mol\\
    {n_K} = \dfrac{{39 \times 100}}{{100 \times 39}} = 1mol\\
     \to a:b:c = 1:1:3\\
     \to {(KC{O_3})_n}{Y_d}\\
    99n + {M_Y} \times d < 400\\
     \to n < 4
    \end{array}\)

    Với n=1 

    \(\begin{array}{l}
     \to {M_Y} \times d < 400 – 99 = 301\\
    \% {m_Y} = \dfrac{{{M_Y} \times d}}{{99 + {M_Y} \times d}} \times 100 = 1\\
     \to {M_Y} \times d = 1\\
     \to {M_Y} = d = 1
    \end{array}\)

    Suy ra Y là H (Hidro)

    Vậy công thức của A là \(KHC{O_3}\)

    Với n=2

    \(\begin{array}{l}
     \to {M_Y} \times d < 400 – 99 \times 2 = 202\\
    \% {m_Y} = \dfrac{{{M_Y} \times d}}{{99 \times 2 + {M_Y} \times d}} \times 100 = 1\\
     \to {M_Y} \times d = 2
    \end{array}\)

    Loại ( Vì d=2 thì Y=1 không thỏa mãn)

    2,

    Thanh sắt sẽ có khối lượng tăng so với thanh sắt ban đầu

    Vì để ngoài trời thanh sắt sẽ bị oxi hóa

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    \(\begin{array}{l}
    3Fe + 2{O_2} \to F{e_3}{O_4}\\
    {m_{Fe}} + {m_{{O_2}}} = {m_{F{e_3}{O_4}}}
    \end{array}\)

    Mình xin giải thích thêm cho bạn là sắt bị oxi hóa thành sắt từ là 1 chất mới chứ không phải là thanh sắt nguyên chất ban đầu nữa nên bạn đang bị hiểu nhầm vấn đề!!!

    Bình luận

Viết một bình luận